ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 09:04:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa Tết: nhiều việc làm thêm, lương gấp 3-5 lần

Báo Cà Mau (CMO) Nững ngày tết, ai cũng nôn về đoàn tụ, sum vầy bên gia đình. Nhưng lo tốn tiền về tết, lại thêm khoản tiền đóng học phí, sinh hoạt sau Tết, nên một số bạn sinh viên đã quyết định ở lại làm thêm phụ giúp cha mẹ.

Một số bạn sinh viên quyết định ở lại TP. Cà Mau làm thêm thay vì về quê vui tết cùng gia đình. 

Từ rất sớm, các trường cao đẳng, đại học.. đã thông báo nghỉ tết ít nhất là 10-15 ngày và nhiều nhất là 1 tháng. Cùng lúc đó, các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn TP. Cà Mau cũng tuyển nhân viên làm từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 4 Tết. Các công việc như nhân viên quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, rạp chiếu phim, shop quần áo, nhà sách, bảo vệ… được mời chào rầm rộ.

Bạn Lê Hồng Nhiên, sinh viên năm 2 trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau, nhân viên Lotte Cinema, tâm sự: “Thời gian trường cho nghỉ tết khá dài nên mình quyết định về sớm 1,2 bữa với gia đình, rồi quay lên lại làm thêm, sau tết mới về thăm gia đình. Khi thấy bạn bè về nhà ăn tết với gia đình còm mình phải làm tết, mình thấy chạnh lòng nhiều lắm. Nhà có 2 chị em đều đang đi học, thấy ba mẹ vất vả, mình cũng muốn phụ một phần. Mình nghĩ bản thân đủ trưởng thành, nên ở lại làm thêm ít hôm kiếm tiền”.

Bạn Phạm Hoàng Nhanh, sinh viên trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau Việt - Hàn, nhân viên pha chế quán LYL Coffee, cho biết: "Mình không thể về nhà sớm vì hứa làm, thấy anh chủ thiếu người bán cũng thương, chứ về nghỉ Tết sớm với gia đình vẫn hơn. Bố mẹ gọi điện hỏi mình bao giờ về. Nghe xong mình tủi lắm”.

​Bạn Hà Huyền Trân, sinh viên trường Đại học Bình Dương phân hiệu Cà Mau, tâm sự: "Mình còn trẻ, đi nhiều, làm nhiều một chút có thêm trải nghiệm mới, để có nhiều kỷ niệm lưu giữ trong những năm đại học của mình”.

Sinh viên rất dễ tìm việc thời vụ trong những ngày tết và thường được trả lương cao gấp nhiều lần thời điểm khác trong năm, hay sẽ được tặng quà, lì xì tết, thưởng hậu hĩnh. So với ngày thường 1 giờ làm việc là 13-15.000 đồng, thì mức thu nhập trung bình những ngày tết tăng lên từ 30-50.000 đồng/giờ hoặc 200-500.000 đồng/ngày tuỳ theo thời gian, thời điểm làm việc và khối lượng công việc...

Anh Mã Thiên Vũ, Chủ quán LYL Coffee, Phường 9, TP. Cà Mau, cho biết: “Hiểu được tâm trạng của các bạn sinh viên làm xa nhà không được về đoàn tụ với gia đình, dịp tết này, tôi đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ về mặt tinh thần, tài chính tốt nhất để an ủi phần nào cho các bạn”./.

Trương Mỹ

Ứng dụng công nghệ, tăng hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng

Thời gian qua, Vườn Quốc gia U Minh Hạ quan tâm ứng dụng khoa học - công nghệ để giảm sức người, nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ rừng. Trong đó, hệ thống Poacher Cam (camera chuyên dụng quản lý đối tượng ra vào rừng) là một trong số giải pháp đang phát huy hiệu quả.

Chủ động phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông

Bờ biển tỉnh Cà Mau, ngoài chịu tác động của gió do bão, áp thấp nhiệt đới, còn phải chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa Tây Nam kéo dài nhiều ngày trong năm. Tác động của gió do bão, áp thấp nhiệt đới và các đới gió mùa gây ra hiện tượng nước dâng và những cơn sóng lớn tác động trực tiếp gây sạt lở bờ biển, bờ sông, nhất là đối với vùng cửa sông, ven biển.

Nghiêm ngặt bảo vệ rừng

Mùa khô năm nay được dự báo rất khắc nghiệt. Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng El Nino, từ tháng 2 đến tháng 6, khả năng hạn hán gay gắt, thiếu nước tiếp tục diễn ra. Chính vì thế, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) được quan tâm đặc biệt. Các đơn vị quản lý, bảo vệ rừng đã và đang tích cực triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy rừng.

Khẩn trương phòng chống, khắc phục sạt lở, sụt lún

Nhiều tuyến kênh, rạch bị cạn khô, thiếu nước phục vụ sản xuất, hàng trăm điểm sụt lún, sạt lở làm hư hỏng hạ tầng vùng nông thôn... Tình trạng này đang được dự báo diễn biến phức tạp trong thời gian tới, khi mùa khô dự kiến đến hết tháng 5 mới kết thúc.

Ðảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất mùa khô

Hiện nay, tình trạng hạn hán, thiếu nước đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. Việc bảo đảm nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho người dân, đồng thời tiếp tục chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn trước tác động của hiện tượng El Nino đang là vấn đề bức thiết.

Phòng, chống cháy rừng là bảo vệ tài sản chung

Bước vào cao điểm, thời tiết trên địa bàn tỉnh được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, nguy cơ cháy rừng cao. Trước thực trạng trên, huyện U Minh khẩn trương triển khai nhiều giải pháp chủ động thực hiện hiệu quả quy định, phương án về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trước, trong và sau tết Nguyên đán.

Nỗ lực cùng chính quyền phòng, chống sạt lở

Trong năm 2023, trên địa bàn xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi xảy ra 23 vụ sụp lún, sạt lở đất, ước thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng. Trong đó, có 12 vụ sụp lún, sạt lở đất làm ảnh hưởng đến lộ giao thông nông thôn với chiều dài 428 m, ước thiệt hại 487,5 triệu đồng; bể bờ bao vuông tôm, chiều dài 75 m, ước thiệt hại 63,5 triệu đồng; làm hư hỏng nhà 3 hộ dân, ước thiệt hại 60 triệu đồng; làm hỏng 3 cầu nông thôn, ước thiệt hại 650 triệu đồng. Ngoài ra, trên địa bàn xảy ra lốc xoáy làm tốc mái 19 căn nhà (trong đó sập hoàn toàn 3 căn), ước thiệt hại 218 triệu đồng.

Sớm hoàn thiện hạ tầng đê và giao thông tuyến bờ Tây

Với mục tiêu kiểm soát triều cường, phòng chống xói lở bờ biển, tạo điều kiện khôi phục đai rừng phòng hộ, giảm nhẹ thiên tai nhằm ổn định sinh kế, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư góp phần phát triển bền vững khu vực ven biển Tây, UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) Dự án xây dựng đê biển Tây từ Cái Ðôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Ðốc đến cửa biển Bảy Háp.

Sạt lở tuyến sông Gành Hào

Sông Gành Hào chảy qua 2 tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu. Thời gian qua, dòng chảy xiết của sông Gành Hào thuộc địa phận TP Cà Mau đã làm một số nơi bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao trong thời gian tới.

Phòng chống cháy rừng - Không bất ngờ trong mọi tình huống

Trước dự báo nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên phạm vi rộng, kéo dài, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, mùa khô 2023-2024 sẽ là khoảng thời gian căng thẳng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh. Hiện các chủ rừng đang khẩn trương thực hiện các phương án, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, quyết tâm bảo vệ rừng.