ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 09:22:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tinh gọn trường, lớp còn đó những lo toan - Bài 1: Lớp học “lệch chuẩn”

Báo Cà Mau (CMO) Phía sau những kết quả tích cực của ngành giáo dục Cà Mau trong quá trình sáp nhập, tinh gọn mạng lưới trường lớp, vẫn còn đó những lo toan. Đó là những ngôi trường đạt chuẩn quốc gia nhưng lượng học sinh trên lớp đông hơn nhiều so với quy định. Đó là tỷ lệ chưa cân xứng của 6,38% số trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo dạy bán trú. Vẫn còn đó nhiều trường tiểu học chưa thể đảm bảo giảng dạy 2 buổi/ngày.

Theo các văn bản hiện hành, sĩ số lớp học ở cấp tiểu học được quy định không quá 35 học sinh. Thế nhưng hiện tại, mức sĩ số bình quân ở cấp tiểu học tại Cà Mau là hơn 40 em/lớp, thậm chí có nhiều trường đến 50 em/lớp (địa bàn TP Cà Mau). Thực tế này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, chất lượng dạy và học.

Lớp học quá đông

Chưa đầy 2 năm thực hiện chủ trương xoá điểm trường lẻ, tinh gọn trường lớp học, nhiều ngôi trường tiểu học “danh tiếng” ở Cà Mau phải hứng chịu cảnh tăng sĩ số lớp học cao hơn gấp nhiều lần so với quy định.

Hiện có trường tiểu học có đến 7 lớp sĩ số học sinh đông vượt ngưỡng tới 50 em/lớp, còn lại trung bình trên 40 em/lớp, tập trung chủ yếu địa bàn TP Cà Mau. Do sĩ số cao hơn quy định và quy chuẩn phòng học nên nhiều trường phải kê thêm các dãy bàn học đến sát bục giảng, làm thu hẹp khoảng cách từ bàn học đến bảng, không đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định. Bên cạnh đó, thực trạng này còn ảnh hưởng lớn đến nhiều chuẩn khác như ánh sáng, không gian, bàn học... 

Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Tấn Nguyên cho biết: “Hiện nay, học sinh một số điểm trường, lớp học sĩ số cao hơn so với quy định là do ảnh hưởng của việc xoá các điểm trường lẻ, hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”.

Ông Nguyên còn cho biết thêm, hiện nay, trường có sĩ số học sinh nhiều nhất từ 52-53 em/lớp, gồm các trường: Tiểu học Nguyễn Tạo (Phường 2), Tiểu học Phan Ngọc Hiển (Phường 2), Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Phường 5) và Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Phường 8). Bên cạnh đó, vẫn còn trường có sĩ số học sinh thấp như: Tiểu học Khánh Hải, Tiểu học Khánh Bình Đông và Tiểu học Lợi An, thuộc huyện Trần Văn Thời. Các trường này có lớp chỉ 13 em.

Như vậy, sự bùng nổ sĩ số chủ yếu chỉ diễn ra ở khu vực đô thị. Lý giải vấn đề này, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Cà Mau Lê Minh Trí cho hay: “Sau xoá điểm lẻ, sắp xếp lại trường, lớp học, tỷ lệ bình quân học sinh tiểu học trên lớp của thành phố đạt yêu cầu 33 học sinh/lớp. Tuy nhiên, đó là cách tính chia trung bình cộng. Nếu xét ra từng trường, lớp cụ thể thì có nơi trường ít lớp, lớp ít học sinh (dưới 33 em), nhưng cũng có lớp đông học sinh (vượt 33 em). Thậm chí có trường sĩ số lớp học trên 50 em. Vấn đề này đang đặt ra khó khăn lớn nhất của ngành giáo dục địa phương”.

Sĩ số cao nên phòng học rất chật chội, bàn học sinh phải kê lên tận bục giảng. (Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi).

Nhiều lãnh đạo nhà trường ở TP Cà Mau không khỏi băn khoăn: Vẫn là cơ sở vật chất xây dựng trước đây, hầu như không có gì thay đổi so với khoảng thời gian trước và sau thực hiện chủ trương tinh gọn trường, lớp học. Nhưng giờ thì sĩ số học sinh trên lớp tăng lên nhiều lần so với trước.

Điểm nghẽn của phát triển chất lượng

Lý giải về những điểm trường sĩ số học sinh tăng đến 50 em/lớp, ông Lê Minh Trí cho hay: “Đó là những điểm trường “nóng”, ở địa bàn ít trường tiểu học và do ảnh hưởng của tăng dân số cơ học, hoặc do trường đang nâng cấp, sửa chữa...”.

Lớp đông, trong khi quản lý lớp cũng chỉ 1 giáo viên; Giờ học trên lớp cũng chỉ 45 phút và mỗi tuần cũng 35 tiết theo quy định. Do đó, việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra bài tập của học sinh rất khó khăn, gây sức ép không nhỏ đối với giáo viên.

Thậm chí, có giáo viên vì muốn chất lượng của lớp duy trì và đảm bảo kiểm tra được bài của tất cả học sinh nên đã bàn cùng phụ huynh đưa con em đến lớp sớm hơn giờ quy định. Việc xem vở học sinh, kiểm tra bài đôi khi giáo viên còn “sáng kiến” để học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau rồi báo cáo giáo viên chủ nhiệm.

2 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Phường 5) và Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Phường 8) là những trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nhưng sĩ số học sinh cũng cao hơn so quy định. Theo cách tính của ngành giáo dục và lãnh đạo trường, sĩ số trung bình của 2 trường này hơn 40 em/lớp. Vẫn còn tồn tại những lớp sĩ số 47-50 học sinh.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Phường 5) Nguyễn Văn Phúc chia sẻ: “Nguyên nhân sĩ số đông ngoài các tác động khách quan về dân số, địa bàn tuyển sinh, còn thêm áp lực chuyển trường, chọn lớp của phụ huynh vào đầu mỗi năm học. Chính vì thế, hiện nhà trường tuy tổ chức giảng dạy tốt nhưng vẫn chưa đảm bảo về chuẩn quy định. Ngay cả chuẩn quốc gia mức độ 1 đã đạt từ năm 2014 nhưng giờ kiểm tra lại chưa chắc đảm bảo”.

Ở Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Phường 8) cũng vậy, Hiệu trưởng Nguyễn Kim Hợi chia sẻ: “Cơ số học sinh tăng trong một lớp học còn do phụ huynh chọn lớp cho con. Chính vì trường thực hiện bán trú có chất lượng nên từ đầu năm học, phụ huynh đăng ký cho con mình vào học các lớp bán trú. Nhưng sau khi năm học bắt đầu khoảng hơn 1 tháng thì có sự xáo trộn. Nhiều phụ huynh xin chuyển lớp cho con vì lý do trẻ không quen ăn, nghỉ theo thời gian bán trú… Lý do này buộc nhà trường phải điều chỉnh. Và khi điều chỉnh theo nguyện vọng của phụ huynh học sinh thì những lớp không bán trú có hiện tượng tăng sĩ số”.

"Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu là một trong những ngôi trường có quy mô, chất lượng đứng đầu ngành giáo dục thành phố và cấp tiểu học của tỉnh Cà Mau. Mục tiêu hướng đến chuẩn quốc gia mức độ 2 của nhà trường đã đề ra từ lâu, nhưng đến nay vì áp lực sĩ số vẫn chưa đạt được. Trường chỉ có thể đạt khi kiểm soát được sĩ số học sinh”, thầy Hợi trần tình./.

Phong Phú

Bài 2: thêm phòng học, “tháo” điểm nghẽn

Hướng nghiệp giúp học sinh chọn ngành nghề phù hợp

Hiện nay, cùng với việc đảm bảo hoàn thành chương trình dạy theo đúng thời gian quy định, các trường THPT trong tỉnh còn đặc biệt chú trọng đến công tác hướng nghiệp, giúp các em học sinh lớp 12 lựa chọn đúng ngành nghề, phù hợp với điều kiện của cá nhân và nhu cầu thực tế.

Luồng gió mới từ thế hệ giáo viên 9X

Thế hệ 9X với sự năng động, sáng tạo và am hiểu công nghệ đang dần khẳng định bản thân trong lĩnh vực giáo dục, trở thành những giáo viên truyền cảm hứng cho thế hệ học sinh gen Z. Ðiển hình như các cô giáo trẻ tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau).

Quan tâm giáo dục thể chất cho học sinh

Cùng với việc triển khai tốt các nhiệm vụ năm học, nhiều năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh còn quan tâm phát triển phong trào thể dục, thể thao (TDTT), giúp học sinh nâng cao thể lực và phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ.

Ðộng lực để giáo viên gắn bó với nghề

Tại phiên họp lần thứ 5 của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục Quốc hội, các bộ, ngành đã thống nhất trình Chính phủ về việc tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non và tiểu học. Ðây là sự mong mỏi lớn của các thầy cô giáo cũng như là một tin vui cho ngành giáo dục nếu như đề xuất này được thông qua.

“Cú huých” đào tạo giáo viên mầm non

Bà Nguyễn Hồng Nhung, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, thông tin, Nghị định số 116/2020/NÐ-CP (Nghị định 116) quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm thật sự có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; đồng thời, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho những sinh viên hoàn cảnh khó khăn có nguyện vọng theo học ngành sư phạm.

“Bếp ăn một chiều” cho trẻ

Thực hiện song song nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thời gian qua, bên cạnh triển khai thực hiện tốt các chương trình giáo dục theo quy định, 100% các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn huyện Ngọc Hiển còn tổ chức hiệu quả bữa ăn bán trú. Từng khẩu phần ăn được nhà trường chuẩn bị chu đáo, cân bằng dinh dưỡng, giúp trẻ đủ năng lượng học tập, vui chơi hiệu quả.

Nỗ lực cho kỳ thi đánh giá năng lực

Hiện nay, việc sử dụng kết quả tốt nghiệp THPT xét tuyển vào đại học đã không còn là lựa chọn duy nhất. Một số trường đại học tuyển sinh bằng hình thức tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực.

Phát triển thể dục, thể thao học đường

Trên địa bàn huyện Ngọc Hiển có 30 trường học, trong đó 28 trường trực thuộc huyện, 2 trường do Sở Giáo dục và Ðào tạo quản lý. Những năm qua, hoạt động phong trào thể dục, thể thao (TDTT) trong các trường học được duy trì, phát triển sâu rộng, góp phần phát triển về thể chất và tinh thần cho giáo viên, học sinh.

Cậu học trò “vàng” của môn Toán

Ðiểm danh những cái tên vàng trong làng Toán học bậc phổ thông, không thể không nhắc đến Huỳnh Huy Hoàng, cậu học trò lớp 7K, Trường THCS Nguyễn Thái Bình (Phường 5, TP Cà Mau). Các thầy cô giáo ở đây đều tự hào về thành tích học tập của em.

App "Làm việc tốt" - Học sinh dùng công nghệ đúng đắn

Học sinh Trường Tiểu học Tân Ðiền (xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi) tiếp cận và biết cách dùng công nghệ theo kiểu vừa chơi vừa học hiệu quả.