ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 10:56:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tinh gọn trường, lớp còn đó những lo toan Bài 2: Thêm phòng học, “tháo” điểm nghẽn

Báo Cà Mau (CMO) Thời gian tới, ngành giáo dục Cà Mau thực hiện đề án xây dựng cơ sở vật chất, với mục đích đảm bảo yêu cầu dạy và học, đặc biệt đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vào đầu năm học 2020-2021.

"Ngành đã và đang kêu gọi sự đóng góp của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm cùng chung tay với giáo dục, trong đó chú trọng đóng góp tạo điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo các trường tổ chức dạy được 2 buổi/ngày và bán trú”, Trưởng phòng Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, Sở GD&ĐT Cà Mau Lâm Hoàng Nên cho biết.

Ít trường bán trú

Đó là con số được Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Tấn Nguyên cung cấp cho phóng viên.

Chất lượng giáo dục tiểu học ở Cà Mau nhiều năm qua không ngừng nâng cao. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đáp ứng mục tiêu hướng tới giáo dục toàn diện.

Theo đó, ông Nguyễn Tấn Nguyên phân tích: Toàn cấp tiểu học có 217/235 trường dạy học 2 buổi/ngày, chiếm 92,34%. Nhưng chỉ có 15/235 trường thực hiện bán trú, chiếm 6,38%. Còn nếu tính riêng 217 trường dạy 2 buổi/ngày thì tỷ lệ tổ chức bán trú đạt 6,92% (15/217 trường).

Con số này nếu tiếp tục phân tích thì cho thấy, cả hệ thống lớp học cấp tiểu học ở tỉnh Cà Mau trong năm học 2019-2020 chỉ có 157 lớp/3.863 lớp thực hiện bán trú, chiếm 4,0%. Còn so về số liệu học sinh học bán trú và không bán trú trên địa bàn tỉnh vẫn đạt rất thấp: 4.666/11.2422 học sinh, chiếm 4,15%.

Việc tổ chức lớp học 2 buổi/ngày cao (92,34%) nhưng tỷ lệ bán trú hiện nay rất thấp (6,38%) được giải thích bởi các lý do: Thiếu phòng ăn, nhà bếp, phòng nghỉ; Chưa có quy định cụ thể trong việc thu, chi tiền bán trú; Bà con nông thôn thu nhập thấp, nên khả năng đóng góp tiền ở bán trú cho học sinh còn nhiều hạn chế...

Tại kỳ họp lần thứ 11, HĐND tỉnh Cà Mau vừa qua, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau Nguyễn Minh Luân chia sẻ: “3 vấn đề cốt lõi là đội ngũ, cơ sở vật chất và thiết bị để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giai đoạn mới tỉnh đang gặp khó, trong khi yêu cầu của chương trình giáo dục mới bắt buộc 100% trường tiểu học phải tổ chức dạy 2 buổi/ngày, nghĩa là 1 lớp học/phòng học. Hiện nay, toàn tỉnh chỉ có 63% trường tiểu học đáp ứng được yêu cầu này”.

Cần thêm phòng học

Theo báo cáo của ngành giáo dục, đến nay mạng lưới và quy mô giáo dục - đào tạo cơ bản ổn định và từng bước được nâng cao về chất lượng. Công tác bảo quản, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất và trường đạt chuẩn quốc gia được tăng cường.
Toàn tỉnh hiện có 285/535 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 53,3%. Riêng cấp tiểu học có 23/138 trường chuẩn quốc gia. Trong năm 2019, tỉnh tăng cường xoá 199 điểm trường nhỏ lẻ, không còn phù hợp (mầm non 53 điểm, tiểu học 139 điểm, THCS 7 điểm) đảm bảo hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục.

Chỉ tính riêng cấp tiểu học, vấn đề phòng học đang vô cùng nan giải. Năm học 2018-2019 toàn tỉnh có 112.063 học sinh và năm học 2019-2020 tăng thêm 359 em. Trong khi đó, năm học trước với số học sinh như thế cả tỉnh có 244 trường tiểu học và 139 điểm lẻ; Năm học 2019-2020, tỉnh đã giảm đi 9 trường và 139 điểm lẻ, học sinh toàn cấp cao hơn 359 em.

Như vậy, việc học sinh tăng 359 em, trong khi đã giảm 9 trường và 139 điểm lẻ, điều này dẫn đến sĩ số học sinh cấp tiểu học tăng cao ở nhiều trường; Thậm chí ngay cả ở những trường đạt chuẩn quốc gia cũng không thể đảm bảo sĩ số theo quy định 35 em/lớp là điều tất yếu.
Hướng giải quyết những khó khăn về cơ sở vật chất (trường, lớp học) nhằm đảm bảo công tác giáo dục và đào tạo ở Cà Mau trong thời gian tới được ông Lâm Hoàng Nên cho biết: "Thời gian qua, hàng năm toàn ngành giáo dục trong tỉnh đã được đầu tư, mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy và học. Nhưng do nguồn kinh phí còn khó khăn nên việc đầu tư này chỉ mới đáp ứng yêu cầu ở mức tối thiểu".

Với mục tiêu đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học có đủ 1 phòng học/lớp, tiến tới không còn điểm lẻ, xoá toàn bộ phòng học xuống cấp, phòng học tạm... ngành GD&ĐT đang rà soát, thống kê lại hiện trạng cơ sở vật chất trường, lớp học, để trên cơ sở đó tham mưu UBND tỉnh có kế hoạch đầu tư đảm bảo công tác dạy và học trong thời gian tới. Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Cà Mau Lê Minh Trí cho biết: “Để đảm bảo cơ sở vật chất năm học 2020-2021, cả thành phố cần xây mới 89 phòng học, trong đó hiện có 29 phòng mang tính cấp thiết".

Chia sẻ về giải pháp đảm bảo quy chuẩn giáo dục Việt Nam về trường và lớp học, cũng như đảm bảo sĩ số theo quy định, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Phường 5, TP Cà Mau) Nguyễn Văn Phúc cho biết: “Trường hiện có 34 lớp, nhưng để giải quyết vấn đề sĩ số và khắc phục về cơ sở vật chất thì phải cần gấp rút xây dựng thêm 11 phòng học nữa”.

Cùng quan điểm với thầy Phúc, thầy Nguyễn Kim Hợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Phường 8, TP Cà Mau), cho hay: “Nhu cầu bức xúc của trường là phải xây thêm  8 phòng học (4 trệt, 4 lầu) trong năm học này. Có như vậy mới đảm bảo đủ lớp học và khắc phục chuẩn sĩ số, hướng đến đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm học 2022-2023”./.

Phong Phú

Hướng nghiệp giúp học sinh chọn ngành nghề phù hợp

Hiện nay, cùng với việc đảm bảo hoàn thành chương trình dạy theo đúng thời gian quy định, các trường THPT trong tỉnh còn đặc biệt chú trọng đến công tác hướng nghiệp, giúp các em học sinh lớp 12 lựa chọn đúng ngành nghề, phù hợp với điều kiện của cá nhân và nhu cầu thực tế.

Luồng gió mới từ thế hệ giáo viên 9X

Thế hệ 9X với sự năng động, sáng tạo và am hiểu công nghệ đang dần khẳng định bản thân trong lĩnh vực giáo dục, trở thành những giáo viên truyền cảm hứng cho thế hệ học sinh gen Z. Ðiển hình như các cô giáo trẻ tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau).

Quan tâm giáo dục thể chất cho học sinh

Cùng với việc triển khai tốt các nhiệm vụ năm học, nhiều năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh còn quan tâm phát triển phong trào thể dục, thể thao (TDTT), giúp học sinh nâng cao thể lực và phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ.

Ðộng lực để giáo viên gắn bó với nghề

Tại phiên họp lần thứ 5 của Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục Quốc hội, các bộ, ngành đã thống nhất trình Chính phủ về việc tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên bậc mầm non và tiểu học. Ðây là sự mong mỏi lớn của các thầy cô giáo cũng như là một tin vui cho ngành giáo dục nếu như đề xuất này được thông qua.

“Cú huých” đào tạo giáo viên mầm non

Bà Nguyễn Hồng Nhung, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau, thông tin, Nghị định số 116/2020/NÐ-CP (Nghị định 116) quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm thật sự có ý nghĩa to lớn, thể hiện sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo; đồng thời, giải quyết được rất nhiều vấn đề cho những sinh viên hoàn cảnh khó khăn có nguyện vọng theo học ngành sư phạm.

“Bếp ăn một chiều” cho trẻ

Thực hiện song song nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thời gian qua, bên cạnh triển khai thực hiện tốt các chương trình giáo dục theo quy định, 100% các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn huyện Ngọc Hiển còn tổ chức hiệu quả bữa ăn bán trú. Từng khẩu phần ăn được nhà trường chuẩn bị chu đáo, cân bằng dinh dưỡng, giúp trẻ đủ năng lượng học tập, vui chơi hiệu quả.

Nỗ lực cho kỳ thi đánh giá năng lực

Hiện nay, việc sử dụng kết quả tốt nghiệp THPT xét tuyển vào đại học đã không còn là lựa chọn duy nhất. Một số trường đại học tuyển sinh bằng hình thức tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực.

Phát triển thể dục, thể thao học đường

Trên địa bàn huyện Ngọc Hiển có 30 trường học, trong đó 28 trường trực thuộc huyện, 2 trường do Sở Giáo dục và Ðào tạo quản lý. Những năm qua, hoạt động phong trào thể dục, thể thao (TDTT) trong các trường học được duy trì, phát triển sâu rộng, góp phần phát triển về thể chất và tinh thần cho giáo viên, học sinh.

Cậu học trò “vàng” của môn Toán

Ðiểm danh những cái tên vàng trong làng Toán học bậc phổ thông, không thể không nhắc đến Huỳnh Huy Hoàng, cậu học trò lớp 7K, Trường THCS Nguyễn Thái Bình (Phường 5, TP Cà Mau). Các thầy cô giáo ở đây đều tự hào về thành tích học tập của em.

App "Làm việc tốt" - Học sinh dùng công nghệ đúng đắn

Học sinh Trường Tiểu học Tân Ðiền (xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi) tiếp cận và biết cách dùng công nghệ theo kiểu vừa chơi vừa học hiệu quả.