Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
(CMO) Cà Mau có tiềm năng, lợi thế về nông sản, thuỷ sản. Sản phẩm làm ra rất đa dạng và phong phú, nhiều ...
(CMO) Thời gian qua, công tác bảo tồn biển được tỉnh đặc biệt quan tâm, nhiều dự án đã triển khai, mang lại kết quả tích cực. Trong đó, việc thả rạn nhân tạo tại khu vực biển Tây Cà Mau đạt hiệu quả và nhận được sự đồng tình cao của bà con ngư dân.
(CMO) Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật HTX và các văn bản dưới luật cho cán bộ và Nhân dân hiểu rõ. Ðồng thời, hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho đội ngũ kế toán, quản lý HTX cũng như hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Từ đó, giúp các HTX ngày càng hoạt động hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống người dân ở nông thôn.
(CMO) Mùa mưa kết thúc muộn, vụ lúa đông xuân năm 2022-2023 kéo dài gần như gối đầu với vụ hè thu năm nay nên tiến độ cày ải phơi đất gặp nhiều khó khăn; cỏ dại, lúa rài phát triển mạnh, ảnh hưởng đến việc làm đất, vệ sinh đồng ruộng. Ngành nông nghiệp dự báo vụ hè thu năm nay có nhiều khả năng sâu, bệnh gây hại cao.
(CMO) Cà Mau được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng, có điều kiện để khởi nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhưng do là địa bàn vùng xa, hạ tầng kinh tế, xã hội chậm phát triển… nên số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp (DN) trên tổng dân số còn rất thấp. Vì lẽ đó mà thời gian qua, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và càng quan tâm hơn nữa đến hoạt động kinh doanh của các DN trên địa bàn.
(CMO) Cùng với các tỉnh, thành ven biển trong cả nước, Cà Mau xem thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong đó, khai thác thuỷ sản đã, đang và sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven biển, đảo ngày càng được nâng cao. Các đội tàu khai thác thuỷ sản không những thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm, mà còn thể hiện vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển.
(CMO) Dự án “Phát triển quy trình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) theo công nghệ Biofloc tại tỉnh Cà Mau” được thực hiện từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021 và gia hạn đến tháng 7/2022, do Sở Khoa học và Công nghệ triển khai tại 3 huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân đã mang lại kết quả rất khả quan.
(CMO) Qua gần 5 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH), nước biển dâng; kinh tế nông nghiệp của Cà Mau phát triển theo hướng thuận thiên, với nhiều chuyển biến tích cực, tạo nên bức tranh kinh tế với nhiều gam màu tươi tắn.
(CMO) Huyện Ðầm Dơi là địa phương có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh hiện nay, với 40 sản phẩm. Ðể đạt được điều này, huyện đã chủ động khai thác sản phẩm dựa trên tiềm năng sẵn có ở địa phương. Nhờ vậy, sản phẩm vừa gắn liền với đời sống người dân vừa đảm bảo chất lượng, tạo dựng thương hiệu lâu dài.
(CMO) Tại hội thảo “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào sản xuất và đời sống” được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vừa qua, ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: “Thời gian qua, Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nhận thấy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, chính vì vậy, UBND tỉnh, Sở KH&CN xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Ðây cũng là năm thứ 2 tỉnh Cà Mau tổ chức hội thảo chuyên đề. Trong khó khăn, với nguồn kinh phí ít ỏi, Ban Tổ chức mong muốn có thêm nhiều đề tài, dự án khoa học sát với địa phương. Chính vì ý nghĩa này, ngành KH&CN cần cho biết rõ mình đang khó khăn, vướng mắc gì để các chuyên gia đầu ngành hiến kế, trưng cầu ý kiến chuyên gia để tỉnh có những hướng đi bền vững hơn”.
(CMO) Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Uỷ ban MTTQ Việt Nam Phường 4, TP Cà Mau triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm góp phần đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng.
(CMO) Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Cà Mau có 128 sản phẩm của 61 chủ thể gồm 15 doanh nghiệp, 20 hộ kinh doanh và 26 hợp tác xã (HTX) đạt từ 3 sao trở lên. Hiện nay, UBND tỉnh đang tập trung đầu tư, phát triển OCOP gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp và phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
(CMO) Người tiêu dùng từ lâu xem màu sắc là thước đo sự tươi mới của thực phẩm. Ðối với tôm xuất khẩu như tôm thẻ, tôm sú, màu sắc là yếu tố quan trọng giúp tăng giá trị con tôm.