ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 14:30:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chậm trễ trong lắp đặt thiết bị hành trình nghề cá

Báo Cà Mau (CMO) Theo quy định, đến ngày 15/9/2018, tất cả tàu cá có chiều dài trên 15 m và đã vi phạm vùng biển nước ngoài bị nhắc nhở hoặc xử phạt, phải thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát, số còn lại đến ngày 31/12/2018 phải thực hiện xong việc lắp đặt thiết bị giám sát. Tuy nhiên đến nay, kết thúc giai đoạn 1, giai đoạn 2 sắp hết thời gian, nhưng trong tổng số 109 phương tiện của huyện phải lắp đặt thiết bị hành trình tại Ngọc Hiển chỉ duy nhất 1 phương tiện được lắp đặt.

Việc lắp đặt thiết bị giám sát sẽ giúp chủ phương tiện theo dõi được hướng đi, toạ độ khai thác, trong trường hợp phương tiện đánh bắt gần khu vực biên giới biển của nước ngoài sẽ được nhắc nhở quay về.

Đồn Biên phòng Rạch Gốc tuyên truyền chủ phương tiện lắp đặt thiết bị giám sát.

Ông Lâm Quốc Sự, Khóm 1, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển là người tiên phong lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá cho phương tiện của mình. Ông Sự chia sẻ: “Trước đây, việc đánh bắt thuỷ sản tôi đều giao phó cho tài công, hầu như việc thông tin với ngư phủ, tài công chủ yếu qua sóng di động. Từ đó, tôi không thể hình dung được phương tiện đánh bắt ở địa phận, vùng biển, toạ độ ra sao. Nhưng từ khi lắp đặt thiết bị hành trình nghề cá, tôi đã quan sát và biết được đường đi phương tiện của mình, nhờ đó giúp tôi quản lý phương tiện chặt chẽ hơn, không để xảy ra tình trạng phương tiện đánh bắt sang địa phận vùng biển nước ngoài".

Tuy vậy, với mức giá trên 20 triệu đồng cho 1 thiết bị hành trình cũng gây khó khăn cho nhiều hộ, nhất là những hộ có nhiều phương tiện. Ông Từ Minh Trí, Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc có 5 phương tiện khai thác thuỷ sản nằm trong diện lắp đặt thiết bị hành trình. Do điều kiện kinh tế nên đến nay gia đình chưa thể lắp đặt. Ông Trí chia sẻ: “Chủ trương lắp đặt thiết bị hành trình cho tàu cá tôi thấy rất phù hợp, nhằm tạo thuận lợi cho ngành chuyên môn quản lý được vùng đánh bắt thuỷ sản, quản lý được phương tiện, hạn chế tình trạng vi phạm vùng biển nước ngoài. Khi có thời tiết xấu, áp thấp nhiệt đới xảy ra, kịp thời thông báo cho ngư phủ điều khiển phương tiện tìm nơi tránh trú an toàn. Hiện nay, phần lớn việc đánh bắt thuỷ sản của ngư dân huyện Ngọc Hiển lãi không cao, nếu lắp đặt mỗi tàu 1 thiết bị 20 triệu đồng, chủ phương tiện phải trả cùng lúc,  gia đình tôi không thể đáp ứng. Mong Nhà nước có chính sách gia hạn, tăng thêm thời gian và hỗ trợ vốn cho ngư dân”.

Cũng theo ông Từ Minh Trí, nếu Nhà nước không có chính sách hỗ trợ vốn lắp đặt thiết bị cho tàu cá, các nhà mạng có thể xem xét lại giá cước dịch vụ trong quá trình sử dụng thiết bị, có thể chia thành những khoản tiền nhỏ để trả dần nhằm giảm áp lực về kinh tế cho Nhân dân. Mỗi phương tiện khai thác sẽ cam kết thực hiện việc trả vốn theo quy định, hàng tháng, quý…

Để giúp ngư phủ hiểu được tầm quan trọng về ngư trường đánh bắt, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá, hiện nay, các đồn biên phòng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đang tăng cường tuyên truyền đến các chủ phương tiện khai thác thuỷ sản. Thiếu tá Đỗ Văn Chính, Trạm Kiểm soát Đồn Biên phòng Rạch Gốc, chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã tuyên truyền cho gần 100 phương tiện, 50 chủ tàu cá làm cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài. Nói rõ về vai trò, tầm quan trọng của việc lắp đặt thiết bị  giám sát hành trình cho các tàu cá đánh bắt trên biển theo quy định. Khi thời gian lắp đặt thiết bị kết thúc, chúng tôi sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, theo sự chỉ đạo của Bộ Chỉ huy  Bộ đội Biên phòng cùng ngành chuyên môn tỉnh, nếu các phương tiện không chấp hành, chúng tôi kiên quyết không cho ra khơi đánh bắt thuỷ sản".

"Trước yêu cầu cấp thiết của việc trang bị hệ thống thông tin giám sát và quản lý tàu cá nhằm thuyết phục EC rút thẻ vàng cho thuỷ sản Việt Nam cũng như thực thi Luật Thuỷ sản, huyện Ngọc Hiển tăng cường các giải pháp tuyên truyền để các chủ phương tiện thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi khai thác trên biển của chủ phương tiện và giúp ngành chuyên môn quản lý tàu cá chăt chẽ hơn", Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến thông tin./.

Chí Hiểu

Triển vọng từ mô hình mới

Từ bước đầu thử nghiệm trồng dược liệu để sử dụng trong nhà nhằm nâng cao sức khoẻ, giờ đây, tuy chỉ với ít diện tích đất nhưng bà Phạm Phương Lan (sinh năm 1962, ngụ Khóm 3, phường Tân Thành) đã nhân giống thành công atiso đông trùng thảo để làm kinh tế. Không chỉ có thêm nguồn thu nhập, bà còn tích cực chia sẻ giống cho các hội viên phụ nữ trong vùng.

Chăm chỉ thoát nghèo

Từ gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhưng với nghị lực vượt khó, cùng đức tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng trong lao động, gia đình anh Hồ Văn Vũ và chị Hữu Thị Nguyên (dân tộc Khmer) ở Ấp 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Vào mùa muối

Hằng năm, thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch, làng nghề sản xuất muối tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, lại nhộn nhịp vào vụ.

Trồng màu lúc nông nhàn

Trên đồng đất huyện Thới Bình những ngày sau Tết, nông dân lại tất bật chăm sóc hoa màu các loại, như: dưa, cà, rau cải... Ðây là mô hình hiệu quả nâng cao thu nhập cho nhiều hộ lúc nông nhàn.

Nông nghiệp thời 4.0

Sau gần 6 năm đi vào hoạt động, phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành, phát triển sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau (gọi tắt là Phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp) đã mang lại nhiều mặt tích cực trong thông tin quản lý lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, với hệ thống số liệu chuẩn hoá, sẽ làm cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học, tăng tính dự báo, đáp ứng tình hình phát triển chung, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp 4.0, tiến tới chuyển đổi số toàn diện.

Hiệu quả từ chế phẩm sinh học

Con tôm là một trong những nguồn kinh tế chủ lực của người dân huyện Phú Tân. Hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất trên cùng đơn vị diện tích, trong đó có việc sử dụng chế phẩm sinh học.

Trao cơ hội cho hộ mới thoát nghèo

Xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tuy không còn thuộc xã khó khăn vùng bãi ngang ven biển nhưng địa phương này vẫn nỗ lực mở rộng các nguồn vận động nhằm tạo công ăn việc làm, giúp những hộ mới thoát nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vươn lên từ vốn chính sách

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn tín dụng chính sách đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn và 100% khóm, ấp với trên 2.600 tổ tiết kiệm và vay vốn, chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, đã hỗ trợ thiết thực, giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương trong tỉnh từng bước ổn định cuộc sống.

Cảnh giác với thiết bị đọc trộm tại cây ATM

Phương thức đánh cắp dữ liệu thẻ ATM ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về phương thức cài đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) tại các cây ATM, cũng như khuyến cáo cách thức để người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

Chung sức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðể góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt nguồn lợi thuỷ sản, huyện Ðầm Dơi tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện để đánh bắt cá, tôm. Qua phát động, đã có nhiều người thực hiện việc giao nộp.