ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 15:06:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mía Thới Bình trước nguy cơ xoá sổ

Báo Cà Mau (CMO) Huyện Thới Bình một thời là vùng nguyên liệu mía lớn của tỉnh Cà Mau. Sau nhiều năm thăng trầm, nay vùng mía nguyên liệu này đang dần mất đi chỗ đứng bởi nhiều nguyên nhân. Tỉnh đã có quy hoạch, các ngành chức năng cũng vào cuộc vực dậy nghề trồng mía… nhưng tất cả những nỗ lực đó có nguy cơ mất trắng vì nhiều người trồng mía tự phát chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng đất này.

Ở Trí Phải, từ trồng mía trước đây, bà con chuyển sang mô hình lúa - tôm, rồi chuyển sang trồng gừng khi mía mất giá và thỉnh thoảng thì… ngược lại, mía thay cho gừng. Vòng luẩn quẩn mía - gừng, gừng - mía, quay đi quay lại từ năm này qua năm khác, cây mía cho đến nay chưa lấy lại được vị thế của mình.

Hoang mang vì cây mía

Là nông dân sản xuất giỏi của xã, nhưng không phải từ… trồng mía mà là các mô hình đa cây, đa con khác, ông Võ Văn Đời, Ấp 10, xã Trí Phải, cho biết: “Cây mía cứ năm này được giá thì năm sau giá lại xuống tận đáy, cứ thế nếu bà con cố theo cây mía thì làm sao sống nổi? Từ khi gia đình chuyển sang mô hình lúa - tôm thì cuộc sống khấm khá hơn”.

Người trồng mía của vùng nguyên liệu mía Thới Bình vẫn chưa hết lao đao vì thực trạng được mùa, mất giá.

Không chỉ có mình ông, hiện nay phần lớn người dân trên địa bàn xã Trí Phải đã chuyển dịch sang mô hình lúa - tôm. Ông Nguyễn Hoàng Ca, Phó chủ tịch UBND xã Trí Phải, cho biết: “Trên địa bàn xã chỉ 3 ấp còn mía, các ấp khác đã chuyển sang mô hình lúa - tôm".

Mía rớt giá thường xuyên, nhiều năm nay không giải quyết được đầu ra, gây khó khăn trong việc ổn định, phát triển diện tích mía của địa phương. Cây gừng và cây mía thay phiên nhau được người dân chọn để trồng, tuỳ theo tình hình giá cả thị trường. Thế nhưng, dù chọn loại cây nào thì họ vẫn không thoát khỏi cảnh… được mùa mất giá.

Ông Nguyễn Hoàng Ca cho biết: “Năm nào cây mía rớt giá thì năm sau nông dân lại chuyển sang trồng gừng và ngược lại. Năm nay giá mía tăng, khoảng 1.000 đồng/kg, nên nhiều hộ trồng mía trở lại. Nhưng giá cao thì người trồng mía thực tế cũng không lời được bao nhiêu bởi chi phí cho việc trồng mía giờ tăng cao. Một vấn đề nữa, nhà máy đường mua mía theo chử đường, nên nói giá mía là 1.000 đồng/kg nhưng thực tế thì nông dân không phải ai cũng bán được giá đó, do phụ thuộc vào việc đánh giá chử đường của nhà máy”.

Vẫn còn cơ hội

Cà Mau đã có quy hoạch vùng nguyên liệu mía, có nhiều chính sách hỗ trợ, thế nhưng đến nay nghề trồng mía vẫn bấp bênh. Để phát triển kinh tế hộ, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, tỉnh đã thông qua quy hoạch phát triển vùng mía nguyên liệu đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2015 ổn định tổng diện tích mía của tỉnh là 5.000 ha, phấn đấu đến năm 2020 là 10.000 ha. Riêng xã Trí Phải, nơi đặt nhà máy đường, có diện tích mía lên tới gần 2.000 ha.

Quy hoạch là thế, nhưng thực tế thì ngược lại, diện tích mía ngày càng giảm. Tình trạng người dân đốt, phá bỏ mía do mất giá cứ diễn ra thường xuyên trên vùng nguyên liệu mía Thới Bình. Những năm gần đây trên địa bàn huyện Thới Bình đã có hàng ngàn héc-ta đất mía bị mất, thay thế bằng mô hình tôm - lúa, trồng các loại hoa màu khác, trong đó có gừng.

Ông Nguyễn Hoàng Ca cho biết thêm: “Thực tế, giữ vùng nguyên liệu mía rất khó khăn, cần sự vào cuộc của các cấp, ngành chức năng. Vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo ổn định được đầu ra của sản phẩm, không để người trồng mía bị ép giá. Tình trạng được mùa - mất giá, mất mùa thì được giá vẫn diễn ra mà chưa có cách nào giải quyết ổn thoả”.

Thế nhưng, nếu quyết liệt vào cuộc thì không phải là không còn cơ hội để vực dậy cây mía. Tại hội nghị tổng kết niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất 2016-2017, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chỉ rõ, trong sản xuất cần hình thành đầu tư vùng nguyên liệu ổn định, tăng cường năng lực chế biến, giảm giá thành, đa dạng hoá sản phẩm ngành đường, đa dạng hoá phương thức canh tác, phát triển liên kết sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn. Các địa phương có nhà máy đường cần rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy đường phù hợp với quy hoạch điều chỉnh tổng thể của cả nước và tình hình biến đổi khí hậu. Chỉ đạo, tổ chức lại sản xuất mía nguyên liệu theo hướng doanh nghiệp liên kết với nông dân, nông dân liên kết với nông dân để xây dựng các cánh đồng mía lớn tạo thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng kỹ thuật thâm canh và cơ giới hoá. Chỉ đạo lựa chọn bộ giống mía tốt, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mía phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của địa phương để hướng dẫn, khuyến cáo doanh nghiệp và nông dân áp dụng. Tăng cường công tác khuyến nông cho cây mía, chú trọng phổ biến, nhân rộng những mô hình sản xuất mía hiệu quả. Các doanh nghiệp sản xuất đường phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho nhà máy. Trên cơ sở đó, rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ cho nông dân, hướng đến mục tiêu tăng sản lượng và chử đường trong bối cảnh diện tích mía không tăng. Bên cạnh đó, chủ động nghiên cứu các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương để kết nối, hướng dẫn cho người dân tiếp cận.

Rõ ràng, để vực dậy vùng nguyên liệu mía của tỉnh thì cần có sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các cấp, ngành liên quan. Cần tránh trường hợp quy hoạch là một chuyện, thực tế lại là chuyện khác. Một vấn đề cần giải quyết sớm hiện nay là đừng để người trồng mía tự bơi trên vùng nguyên liệu rồi dẫn đến phá vỡ quy hoạch

Đặng Duẩn

Triển vọng từ mô hình mới

Từ bước đầu thử nghiệm trồng dược liệu để sử dụng trong nhà nhằm nâng cao sức khoẻ, giờ đây, tuy chỉ với ít diện tích đất nhưng bà Phạm Phương Lan (sinh năm 1962, ngụ Khóm 3, phường Tân Thành) đã nhân giống thành công atiso đông trùng thảo để làm kinh tế. Không chỉ có thêm nguồn thu nhập, bà còn tích cực chia sẻ giống cho các hội viên phụ nữ trong vùng.

Chăm chỉ thoát nghèo

Từ gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhưng với nghị lực vượt khó, cùng đức tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng trong lao động, gia đình anh Hồ Văn Vũ và chị Hữu Thị Nguyên (dân tộc Khmer) ở Ấp 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Vào mùa muối

Hằng năm, thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch, làng nghề sản xuất muối tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, lại nhộn nhịp vào vụ.

Trồng màu lúc nông nhàn

Trên đồng đất huyện Thới Bình những ngày sau Tết, nông dân lại tất bật chăm sóc hoa màu các loại, như: dưa, cà, rau cải... Ðây là mô hình hiệu quả nâng cao thu nhập cho nhiều hộ lúc nông nhàn.

Nông nghiệp thời 4.0

Sau gần 6 năm đi vào hoạt động, phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành, phát triển sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau (gọi tắt là Phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp) đã mang lại nhiều mặt tích cực trong thông tin quản lý lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, với hệ thống số liệu chuẩn hoá, sẽ làm cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học, tăng tính dự báo, đáp ứng tình hình phát triển chung, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp 4.0, tiến tới chuyển đổi số toàn diện.

Hiệu quả từ chế phẩm sinh học

Con tôm là một trong những nguồn kinh tế chủ lực của người dân huyện Phú Tân. Hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất trên cùng đơn vị diện tích, trong đó có việc sử dụng chế phẩm sinh học.

Trao cơ hội cho hộ mới thoát nghèo

Xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tuy không còn thuộc xã khó khăn vùng bãi ngang ven biển nhưng địa phương này vẫn nỗ lực mở rộng các nguồn vận động nhằm tạo công ăn việc làm, giúp những hộ mới thoát nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vươn lên từ vốn chính sách

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn tín dụng chính sách đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn và 100% khóm, ấp với trên 2.600 tổ tiết kiệm và vay vốn, chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, đã hỗ trợ thiết thực, giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương trong tỉnh từng bước ổn định cuộc sống.

Cảnh giác với thiết bị đọc trộm tại cây ATM

Phương thức đánh cắp dữ liệu thẻ ATM ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về phương thức cài đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) tại các cây ATM, cũng như khuyến cáo cách thức để người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

Chung sức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðể góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt nguồn lợi thuỷ sản, huyện Ðầm Dơi tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện để đánh bắt cá, tôm. Qua phát động, đã có nhiều người thực hiện việc giao nộp.