ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 12:21:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thiếu nước mùa khô

Báo Cà Mau (CMO) Dù nằm trên địa bàn thành phố nhưng nhiều tuyến dân cư ở một số ấp của TP Cà Mau vẫn gặp khó khăn về nước sinh hoạt mỗi khi đến mùa khô.

“Trước đây, xã có 2 trạm cung cấp, do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường đầu tư nhưng đã không còn sử dụng hơn 4 năm qua. Địa hình giáp ranh sông Gành Hào, nguồn nước mặn quanh năm, thêm vào đó những năm gần đây tình trạng xâm nhập mặn diễn biến ngày càng trầm trọng, dù đã quyết liệt tìm cách khắc phục trong nhiều năm qua nhưng một số nơi trong xã Định Bình vẫn còn thiếu nước ngọt sinh hoạt vào đỉnh điểm mùa khô. Hiện tại, chỉ có hơn 6,5 km đường ống nước sạch được dẫn về đến xã nhưng chỉ có 3 ấp là có nước sạch, còn lại 6 ấp vẫn sử dụng nước giếng khoan”, Chủ tịch UBND xã Định Bình, TP Cà Mau Đặng Văn Nam thông tin.

Nỗi lo mùa khô

Hai năm trở lại đây, nước sinh hoạt là nỗi trăn trở của nhiều hộ dân tại ấp Bình Thành khi bước nào mùa khô, bởi những tác động ngày càng nghiêm trọng của tình trạng xâm nhập mặn. Nếu trước đây, nguồn nước từ giếng khoan sâu khoảng 70 m là bà con sử dụng được, nhưng hiện nước ở độ sâu này đã không còn dùng được. Do đó, nhiều hộ dân đành phải bỏ giếng khoan cũ vì đã nhiễm phèn, nước đã bắt đầu xuất hiện vị mặn.

Đơn cử như trường hợp gia đình chị Nguyễn Thị Đọt, ở ấp Bình Thành, xã Định Bình. Chị Đọt ngậm ngùi: “Có nỗi khổ nào bằng không có nước ngọt sinh hoạt. Vợ chồng tôi gia cảnh cũng không mấy khá giả, khoan được cây nước xài là mừng dữ lắm. Ai dè mấy năm nay tự nhiên nước bơm không xài được. Bơm lên thì trên mặt có 1 lớp như ván phèn, vị thì mặn”.

Trước đây, giếng khoan nhà chị Đọt đã được khoan sâu đến 80 m, nhưng giờ thì chẳng ăn thua gì. Giếng khoan “không tác dụng”, gia đình chị phải kéo nước nhờ từ nhà người thân, nhưng cũng không dám uống hay nấu ăn.

Trên cánh đồng thất mùa, ông Nhân cố gắng “mót” thu nhập từ những cuộn rơm.

Ông Nguyễn Văn Minh, ấp Bình Thành, trần tình: “Ở đây nước để xài và tắm giặt thôi chứ uống hay nấu ăn ít ai dám. Bơm lên nó phèn, mặn thì sao dám sử dụng. Nhà tôi mưa xuống là huy động hết vật dụng chứa nước mưa để uống, nấu ăn, nhưng làm sao đủ cho hết mùa khô. Giờ cả nhà 5, 6 người chỉ còn đúng 1 cái kiệu nhỏ thôi. Chắc cầm cự chỉ hết tháng này là hết luôn. Những lúc thiếu nước đành phải đổi nước bình”.

Trưởng ấp Bình Thành Nguyễn Hoàng Thanh bộc bạch: “Tuyến nước ngọt chưa thể về đến ấp nên còn gây khó khăn cho nhiều hộ dân nơi đây. Các giếng khoan tại đây đa phần đều bị nhiễm phèn, mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Khoan 1 giếng hiện tại có giá 6-7 triệu đồng, nhiều gia đình không có khả năng. Thêm vào đó, những năm gần đây do nhiều tác động mà các tầng nước ngầm bị nhiễm mặn, làm cho bà con càng chật vật hơn khi vào đỉnh điểm mùa khô”.

Thiếu nước vẫn tái diễn

Là vùng ngọt hoá, xã An Xuyên có được điều kiện thuận lợi phát triển diện tích trồng lúa. Tuy nhiên, nghịch lý có nước sinh hoạt thì nguồn nước sản xuất lại khan hiếm. Tầm khoảng tháng 10, khi nước ở các con kênh phục vụ sản xuất bắt đầu cạn cũng là lúc bà con nơi đây phải gồng mình chống hạn trên các cánh đồng.

Tay chỉ về phía cánh đồng, ông Nguyễn Thanh Nhân, Ấp 4, xã An Xuyên, thở dài: “Độ cuối tháng 10 âm lịch là lúa trổ bông mà nước ở gốc lúa bắt đầu cạn kiệt. Cây còn không sống nổi thì sao trổ bông. Thu hoạch xong hầu như nhà nào trong xóm cũng than mất mùa. Năm nay, diện tích lúa nhà tôi gần như mất hơn 50% năng suất”.

Anh Hậu cố gắng chăm bón rau màu vào mùa khô.

Dọc theo tuyến Ấp 4, xã An Xuyên, Kênh Đứng và Kênh Ngang vào mùa khô thì không thể phục vụ nước sản xuất cho trên 200 ha trồng lúa. “Nhà nào cũng bơm nước từ 2 con kênh này thì nước làm sao đủ. Nhìn lúa thất thu mà chúng tôi đành ngậm ngùi thôi chứ không có cách nào cứu kịp”, ông Nhân bộc bạch.

Với diện tích trên 1 ha trồng màu nhưng HTX Thuận Điền, Ấp 8, xã An Xuyên chỉ trồng hơn 8 ngàn mét vuông hoa màu vào mùa khô. Trên nền nhiệt đỉnh cao trên 30oC, lượng nước bốc hơi nhanh nên người trồng luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng cứu.

Anh Nguyễn Văn Hậu, Ấp 8, xã An Xuyên, tâm sự: “Mỗi vụ màu, nông dân cần linh động trong cách chăm sóc. 1 năm 3 vụ thì mùa hạn là lúc chúng tôi tốn công chăm sóc nhiều nhất. Nắng nóng kéo dài, nền nhiệt cao có thể gây cháy lá, héo dây, khô đất nên từ đầu vụ này chúng tôi đã chủ động theo dõi thường xuyên. Những năm gần đây, mùa khô thường đến sớm và kéo dài, do đó, các thành viên phải dồn sức chăm sóc mới mong có được vụ màu thắng lợi”.

“Thời gian gần đây, mùa khô đến sớm và kéo dài đã gây ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nhiều tuyến ấp tại địa bàn. Nhất là vụ đông xuân năm nay, tại Ấp 4 có trên 82 ha trồng lúa bị thiệt hại do thiếu nước, năng suất giảm khoảng 40-50%, có nhà gần như mất trắng. Do đó, thời gian tới địa phương sẽ chủ động triển khai, động viên bà con bám sát lịch thời vụ, theo dõi dự báo thời tiết để có hướng sản xuất phù hợp, hiệu quả”, Phó chủ tịch UBND xã An Xuyên Nguyễn Thị Ngọc Thuỳ thông tin./.

Hằng My

Triển vọng từ mô hình mới

Từ bước đầu thử nghiệm trồng dược liệu để sử dụng trong nhà nhằm nâng cao sức khoẻ, giờ đây, tuy chỉ với ít diện tích đất nhưng bà Phạm Phương Lan (sinh năm 1962, ngụ Khóm 3, phường Tân Thành) đã nhân giống thành công atiso đông trùng thảo để làm kinh tế. Không chỉ có thêm nguồn thu nhập, bà còn tích cực chia sẻ giống cho các hội viên phụ nữ trong vùng.

Chăm chỉ thoát nghèo

Từ gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhưng với nghị lực vượt khó, cùng đức tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng trong lao động, gia đình anh Hồ Văn Vũ và chị Hữu Thị Nguyên (dân tộc Khmer) ở Ấp 1, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời đã từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Vào mùa muối

Hằng năm, thời điểm từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch, làng nghề sản xuất muối tại ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, lại nhộn nhịp vào vụ.

Trồng màu lúc nông nhàn

Trên đồng đất huyện Thới Bình những ngày sau Tết, nông dân lại tất bật chăm sóc hoa màu các loại, như: dưa, cà, rau cải... Ðây là mô hình hiệu quả nâng cao thu nhập cho nhiều hộ lúc nông nhàn.

Nông nghiệp thời 4.0

Sau gần 6 năm đi vào hoạt động, phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành, phát triển sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau (gọi tắt là Phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp) đã mang lại nhiều mặt tích cực trong thông tin quản lý lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, với hệ thống số liệu chuẩn hoá, sẽ làm cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học, tăng tính dự báo, đáp ứng tình hình phát triển chung, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp 4.0, tiến tới chuyển đổi số toàn diện.

Hiệu quả từ chế phẩm sinh học

Con tôm là một trong những nguồn kinh tế chủ lực của người dân huyện Phú Tân. Hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất trên cùng đơn vị diện tích, trong đó có việc sử dụng chế phẩm sinh học.

Trao cơ hội cho hộ mới thoát nghèo

Xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi, tuy không còn thuộc xã khó khăn vùng bãi ngang ven biển nhưng địa phương này vẫn nỗ lực mở rộng các nguồn vận động nhằm tạo công ăn việc làm, giúp những hộ mới thoát nghèo ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vươn lên từ vốn chính sách

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn tín dụng chính sách đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn và 100% khóm, ấp với trên 2.600 tổ tiết kiệm và vay vốn, chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, đã hỗ trợ thiết thực, giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương trong tỉnh từng bước ổn định cuộc sống.

Cảnh giác với thiết bị đọc trộm tại cây ATM

Phương thức đánh cắp dữ liệu thẻ ATM ngày càng phổ biến, gây thiệt hại lớn cho người sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin về phương thức cài đặt thiết bị đọc trộm dữ liệu (skimming) tại các cây ATM, cũng như khuyến cáo cách thức để người dùng tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp thông tin.

Chung sức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðể góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt nguồn lợi thuỷ sản, huyện Ðầm Dơi tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện để đánh bắt cá, tôm. Qua phát động, đã có nhiều người thực hiện việc giao nộp.