(CMO) Những ngày cuối năm 2022, ông Trương Thanh Nhã (Hai Nhã), nguyên Tổng biên tập báo Kiên Giang, ...
(CMO) Ðó là Tiểu đoàn U Minh 1, được thành lập và đóng vai trò chủ công, làm nòng cốt cho phong trào chiến tranh Nhân dân ở Cà Mau trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những chiến công của Tiểu đoàn U Minh 1 đã góp phần làm nên bản hùng ca bất diệt của quân và dân tỉnh Cà Mau trong giai đoạn ác liệt của lịch sử.
(CMO) Sinh ra tại đất Cần Thơ, song cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng Phan Ngọc Hiển lại gắn liền với vùng đất Cà Mau. Anh đã cùng đồng đội làm nên mốc son của cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai, sự kiện lịch sử này trở thành ngày truyền thống cách mạng của Ðảng bộ và quân, dân tỉnh Cà Mau. 82 năm qua (13/12/1940-13/12/2022), tinh thần khởi nghĩa Hòn Khoai luôn bất diệt, và tên người Anh hùng Phan Ngọc Hiển luôn sống mãi với đất, với người Cà Mau.
(CMO) Cà Mau là vùng đất mới, lịch sử vài trăm năm nhưng lại có những nét văn hoá đặc trưng riêng có. Cách ứng xử của con người với thiên nhiên trù phú nhưng hoang vu, nê địa; những lưu dân cố kết, nương tựa lẫn nhau trong cuộc mưu sinh đã tạo nên tính cách đặc trưng của con người nơi đây: can đảm, kiên cường, thẳng thắn, phóng khoáng, hào hiệp và giàu ước mơ sáng tạo. Chính tư thế, cốt cách của những người chủ vùng đất này đã viết nên lịch sử, kiến tạo nên văn hoá Cà Mau. Năm 1930, khi màu cờ Ðảng tung bay lần đầu tiên trên xứ sở này, một trang sử mới, một thời đại mới mở ra: Cà Mau hào hùng, kiên trung, anh dũng, chiến đấu và chiến thắng giặc thù, thuỷ chung trọn vẹn với sự nghiệp cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
(CMO) Năm 1965, tôi công tác tại đơn vị du kích xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai, tỉnh Cà Mau. Gần cuối năm 1967, Xã đoàn vận động đoàn viên, thanh niên đi miền Ðông. Lúc bấy giờ tôi là đoàn viên nên xung phong đăng ký đi và vận động thêm đồng chí Hồng Nga đang công tác giao liên của xã cùng đi (nhưng cũng chưa biết đi làm những nhiệm vụ gì). Ði cùng chúng tôi còn có Nghĩa, Phượng và Minh Thu do Xã đoàn vận động.
(CMO) Ðối với nhiều gia đình có truyền thống cách mạng, kỷ vật thời chiến được xem là tài sản vô giá, chất chứa trong đó biết bao câu chuyện về một thời máu lửa. Song, với mong muốn để thế hệ đời sau hiểu được sự hy sinh gian khổ của bậc cha ông, nhiều gia đình đã không ngần ngại hiến tặng những kỷ vật có giá trị lịch sử cho Bảo tàng tỉnh để những hiện vật quý giá ấy sống mãi với thời gian.
(CMO) Tôi biết vợ chồng ông Tám từ trước nhưng mãi đến hôm nay mới có dịp nghe vợ chồng chú chia sẻ về những năm tháng gắn bó với nghề gõ đầu trẻ thời kháng chiến. Với lứa tuổi như tôi bây giờ thì khó có thể hình dung nổi những gian nan, vất vả, mất mát, hy sinh của thầy, cô giáo thời ấy để hoàn thành nhiệm vụ song hành là “vừa dạy học, vừa chống giặc”.
(CMO) Tuy không là nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp như lực lượng của Ðoàn Văn công, song những người lính có năng khiếu đờn, ca đã hoạt động sôi nổi thời bom đạn. Văn nghệ đối với người lính, khi là liều thuốc tinh thần giúp đồng đội vơi bớt gian lao, khổ cực, khi là vũ khí đấu tranh, kêu gọi địch quy hàng… Nay họ đã ngót nghét tuổi 70 vẫn đam mê truyền lửa dòng nhạc cách mạng, lan toả sức sống và giá trị theo thời gian của những ca khúc hào hùng.
(CMO) Họ từng là những chàng trai, cô gái ở khắp nơi trên đất cực Nam sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào Ðảng, vào Bác Hồ, đã hiến dâng tuổi thanh xuân vì sự nghiệp giải phóng. 47 năm đất nước nở hoa độc lập, những đồng chí, đồng đội năm xưa giờ người mắt mờ, tai lãng, chân run… song, mỗi khi nhắc đến tháng ngày bom đạn, ký ức một thời gian lao mà anh dũng ấy lại ùa về trong đong đầy cảm xúc.
(CMO) Bức tranh panorama - tái hiện Chiến dịch Ðiện Biên Phủ tại Bảo tàng Chiến thắng Ðiện Biên Phủ có chiều dài 132 m, cao hơn 9 m, tổng diện tích gồm 2.500 m2 tranh và 700 m2 sắp đặt với 4 trường đoạn liên hoàn. Bức tranh tròn tái hiện Chiến dịch Ðiện Biên Phủ là một trong những bức tranh tường lớn nhất thế giới.
(CMO) Ông gọi cho tôi và nói nhanh qua điện thoại: “Việc sản xuất vũ khí của Xưởng Quân giới Cà Mau, cháu đã có viết, nhưng còn chuyện này mấy chú chưa kể…”.
(CMO) Nếu đến Long Xuyên, hỏi thăm bất cứ người dân nào đường về cù lao Ông Hổ thì ai cũng sẵn lòng và rất tận tình chỉ đường cụ thể. Mặc dù ngày nay, nơi đây có tên hành chính hẳn hoi nhưng không chỉ người dân địa phương mà người dân khắp xứ Nam kỳ lục tỉnh vẫn quen gọi là cù lao Ông Hổ. Trên cù lao đầy huyền thoại ấy đã sản sinh ra một người con ưu tú và là ngôi sao sáng của đất phương Nam. Cũng trên cù lao ấy, người dân cùng chính quyền địa phương, với lòng tôn kính lẫn hãnh diện của mình đã dựng lên Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Ðức Thắng trong khuôn viên bốn mùa hoa trái sum suê.
(CMO) Nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, Huyện đoàn Ðầm Dơi vừa tổ chức hành trình giáo dục truyền thống, tìm hiểu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc.