ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 18:32:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một trận đánh, hai lần giết giặc

Báo Cà Mau (CMO) Trong khí thế Đồng khởi năm 1960, quân dân Cà Mau đang hăng say chiến đấu giết giặc lập thành tích. Đại đội trinh sát đặc công (C7) được giao nhiệm vụ đánh tiêu diệt đồn tứ giác Cầu số 1, cách trung tâm tiểu khu của giặc ở Cà Mau không quá ngàn mét. 1 trận đánh quân ta giết giặc đến 2 lần, làm tan rã đại đội bảo an của giặc, thu trên 40 súng các loại. Trận đánh vui như chuyện cổ tích.

Vùng nông thôn giải phóng đã mở rộng, mùa khô năm 1962 khí thế chiến thắng Đồng khởi thúc giục quân dân ta hăng hái chiến đấu, xây dựng và các thế mạnh đang phát triển. Quân giặc trên địa bàn tỉnh Cà Mau hoang mang nhưng chúng cố sức vươn ra chiếm đóng các đồn bót trên tuyến giao thông đã bị mất. Lô cốt Cầu số 1 Cà Mau được bọn chúng bồi đắp thành đồn tứ giác (4 góc), có 4 trung đội bảo an canh giữ, trang bị phương tiện điện đài, vũ khí khá mạnh. Đồn này có nhiệm vụ án ngữ cho cửa ngõ phía Bắc Tiểu khu Cà Mau.

Sau những chiến thắng lớn của quân dân ta trên khắp miền Nam, hàng ngũ quân giặc đang rệu rã. Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau phối hợp lãnh đạo đơn vị C7 đặc công liên tục tổ chức đánh địch, đánh bồi, đánh nhồi, luồn sâu vào hậu cứ của giặc nhắm đánh vào các kho tàng, bến bãi, đánh các kho vũ khí, nhiên liệu địch.

Tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp trên nhằm vào những đêm trăng, mà trăng sáng là tối kỵ của đặc công. Nhưng phải chấp hành nghị quyết, những đêm trăng sáng ấy là trách nhiệm nặng nề của toàn thể chiến sĩ C7 đặc công. Qua nhiều đêm trinh sát thực địa, thấy quân giặc có nhiều sơ hở, đồn giặc khá lớn nhưng bọn chúng chỉ bố trí vài vòng rào kẽm gai làm vật cản. Các lô cốt không kiên cố, góc đồn phía chợ Cà Mau không có lính canh giữ... sự mất cảnh giác của giặc tạo nhiều thuận lợi cho ta đưa quân tiến công giành chiến thắng. Đồng chí Đặng Tấn Triệu (Năm Lạc), chỉ huy thống nhất và đồng chí Năm Phi cùng các chiến sĩ đặc công báo cáo công việc chuẩn bị chiến đấu cho đồng chí Trần Văn Tập (Hai Đại), Trưởng ban Quân sự tỉnh Cà Mau (thời kỳ này chưa thành lập bộ chỉ huy quân sự), Hai Đại nói: “Nếu thật như lời các đồng chí, thì ta vừa đưa quân vừa đánh luôn”. Lời nói của thủ trưởng đã thành nghị quyết chiến trường… Rồi mọi việc bày ra khá bề bộn cho các bộ phận tác chiến: Trái nổ, dây điện, pin đèn và các phương tiện khác, nhưng việc quan trọng nhất vẫn là chấp hành nghị quyết. Tất cả đều hăng hái, quyết tâm dù phải hy sinh cho đại cuộc. Giờ xuất phát, Năm Lạc nói: “Năm Phi, đồng chí vừa tốt nghiệp Trường Trinh sát đặc công Khu Tây Nam Bộ, trận đánh này sẽ giúp Năm Phi hoàn thành trọng trách và tất cả anh em đơn vị đặc công chúng ta lập thành tích mới”.

Không còn con đường nào khác, Nhân dân Cà Mau nhất tề đứng lên cầm lấy vũ khí để tự cứu mình. Ảnh: Võ An Khánh

8 giờ đêm 13/2/1962, lực lượng C7 đặc công xuất quân từ hướng Xóm Giữa, Bàu Nhàn (phía Bắc Cà Mau), quân đi trong đêm trăng, qua những cánh đồng rạ trắng, qua lung, qua trấp. 12 giờ đêm vào điểm tập kết, Năm Lạc chỉ thị chọn quả mìn lớn đánh cho chúng nó biết mùi. Lệnh của Năm Lạc được triển khai, trong chốc lát các trái nổ đều được ốp sát vào vách đồn, các đường điện từ mìn dẫn ra qua rào gai, qua lộ xi măng bóng lộn, nằm dưới ánh trăng chờ điểm hoả… Nhưng cứ mỗi 15 phút bọn giặc tuần tiễu đi ngang qua, sợ bị giặc phát hiện, Năm Lạc tự mình đi tháo gỡ các mìn cùng dây điện. Thay đổi kế hoạch tác chiến trước giờ nổ súng là điều hết sức hệ trọng của chiến trường, sai hợp đồng chiến đấu sẽ bị sát thương.

Trong hang ổ của lũ giặc, những con ác quỷ hôi tanh đang thả hồn theo mây gió. Năm Lạc nói: “Quân ta thức, đánh với giặc đang ngủ, ta cứ dùng lê trên đầu súng, nếu đâm hụt thì bóp cò”. Lệnh xuất kích, các tên lính giặc ở 3 đầu lô cốt đều bị các chiến sĩ đặc công bắt sống. Dao găm chắc trong tay, các anh tiến quân theo đường lê bén nhọn, nhằm vào quân thù, trận quyết chiến không đến 20 phút, ta thu dọn chiến trường.

Khi súng đạn thu được ta chưa kịp chuyển đi thì bọn giặc từ Cà Mau chi viện. Tiếng xe gầm rú mỗi lúc càng gần… lợi dụng thời cơ tốt, Năm Lạc chỉ thị cho các mũi tiến quân, lấy đồn giặc làm công sự, súng đại liên quay nòng ra cổng đồn chuẩn bị cuộc chiến đấu mới. Công việc của quân ta còn đang bận rộn thì nhiều xe GMC của giặc thắng gấp trước cửa đồn. Cả bọn xuống xe, kéo vào láo nháo, có thằng trong bọn lớn tiếng: “Có gì không tụi bây? Coi chừng Việt cộng”… Năm Lạc quát to: “Có chứ, có Việt cộng thật đây này”. Tức thì các chiến sĩ ta nâng tầm súng vào đám lính nguỵ nổ giòn. Bọn giặc còn sống sót chui xuống gầm xe tránh đạn, có tốp lột bỏ áo quần lặn xuống mương lộ. Những thằng chạy về hướng Cà Mau bị bà con 2 bên ấp chiến lược tràn ra đường đón bắt tù binh. Bọn giặc bị bắt được giáo dục và giao cho cơ sở phóng thích ngay tại chiến trường.

Một trận đánh vui của Đại đội Đặc công Cà Mau trong những ngày đầu đánh Mỹ. 1 trận đánh, giết giặc đến 2 lần, xoá phiên hiệu 1 đại đội bảo an của nguỵ, ta thu trên 40 súng các loại. Trận đánh lịch sử, Nhà nước phong tặng đơn vị Đặc công Cà Mau Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân./.

Nguyễn Hiệp

Huyền thoại bên bờ Cái Nhúc

Sông Cái Nhúc uốn lượn quanh vùng đất Tân Thành trù phú, một cửa ngõ quan trọng nối liền trung tâm đô thị Cà Mau. Lần theo dấu xưa, những thế hệ tiền hiền đã về đây khẩn hoang, lập ấp, lập làng, đấu tranh chống ngoại bang, cường quyền tạo dựng cơ nghiệp; và lớp lớp cháu con đã tiếp nối, cùng nhau gìn giữ, trao truyền hào khí cha ông để giữ ấp, giữ làng, chung sức xây dựng quê hương Tân Thành ngày càng giàu đẹp, hạnh phúc.

Từ cái hầm đến chiếc máy đánh chữ

Mấy chuyến đi tìm nơi cơ quan Tỉnh uỷ đóng trong những năm chống Mỹ như: Mà Ca, Mỹ Thành (xã Phú Thuận, huyện Phú Tân), Ðất Cháy, Vịnh Dừa, Công Ðiền (xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời)... Bảo tàng tỉnh đã xác định được những “địa chỉ đỏ” quý giá.

Ký ức về cuộc chiến bảo vệ biên giới giúp nước bạn Campuchia

Tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, những người lính của Minh Hải ngày nào vẫn ấp ủ trong lòng mong mỏi vun đắp cho tình cảm hữu nghị giữa 2 nước trong thời bình.

Trận dánh bao vây bức rút Chi khu Năm Căn năm 1968

Thực hiện kế hoạch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của tỉnh, huyện Duyên Hải (nay là huyện Năm Căn) hạ quyết tâm bao vây bức rút Chi khu Năm Căn - một cứ điểm quan trọng của địch trên địa bàn huyện, nhằm kéo căng lực lượng của địch, không để địch điều quân chi viện, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng ta tiến công vào thị xã Cà Mau.

Phụ nữ Cà Mau trong chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

Từ giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp đến kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ (1945-1975), trải qua 30 năm chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, biết bao cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã lấy mồ hôi, xương máu viết nên những trang sử vẻ vang. Trong đó, có vai trò rất lớn của người phụ nữ trong đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận và hậu phương quân đội.

Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Những ngày qua, huyện Ðầm Dơi tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Ðầm Dơi - Cái Nước - Chà Là.

Dư âm còn mãi

Dưới ánh sáng Nghị quyết 15 năm 1959 của Trung ương Ðảng, cách mạng miền Nam phát triển rất mạnh mẽ, từ sự kiện “Làng rừng” đến phong trào Ðồng khởi ở Cà Mau đã đẩy phong trào cách mạng sang trang mới, từ xây dựng, giữ gìn lực lượng chuyển sang tiến công địch. Tháng 5/1963, Khu uỷ - Ban Quân sự khu họp đánh giá tình hình và quyết định chọn Cà Mau làm điểm mở đầu cho chiến dịch Thu - Ðông. Hướng đột phá then chốt Nam Cà Mau gồm 2 chi khu: Cái Nước, Ðầm Dơi và các đồn bót chung quanh. Khi nhận được ý định của Quân khu, Ðảng bộ, dân, quân Cà Mau rất háo hức, quyết tâm tiêu diệt quân thù, các lực lượng vũ trang trong tỉnh ngày đêm chuẩn bị để sẵn sàng san bằng đồn bót địch.

Vinh quang và bất tử

Sau phong trào Ðồng khởi, tình thế cách mạng ở Cà Mau gặp nhiều khó khăn. Ðịch tăng cường lực lượng, khí tài tối tân, thực hiện chiến lược thâm độc, là dồn dân lập ấp chiến lược; tổ chức hàng loạt chiến dịch lớn như “Sóng tình thương”, “Ðức Thắng 1”, “Ðức Thắng 2”, “Lê Lợi” đánh phá mạnh vùng căn cứ.

Một thời vàng son

Những người lính năm xưa vượt qua làn bom bão đạn để làm nên chiến công vẻ vang chói rạng sử xanh, nay ngồi lại nhắc nhớ dấu thời gian với thế hệ trẻ.

Thăm Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh

Toạ lạc ở chung cư lâu năm trên đường Trần Quang Khải, phường Tân Ðịnh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Ðịnh chính là một trong những căn cứ cách mạng của những anh hùng thầm lặng thời chiến.