Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Tài chính
    • Tiêu dùng thông minh
    • Mua sắm 24/7
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Đời sống
    • Trẻ
    • Xu hướng
    • Khởi nghiệp
  • Du lịch - Thể thao
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Phóng sự ảnh

Trang chủ Nghệ thuật

Cánh hoa thơm trong vườn nghệ thuật

TIN MỚI NHẤT
  • Cà Mau ban hành Chương trình Sự kiện "Cà Mau - Điểm đến 2021"

  • Bàn giao 3 căn Nhà tình thương cho hộ nghèo

  • Bị phạt hơn 60 triệu đồng vì vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng

  • Rèn luyện thể chất học đường

  • Niềm tin đất nước thịnh vượng

25/12/2020 15:59

(CMO) NSND Thoại Miêu ngồi đó, nơi hàng ghế của người cầm cân nảy mực, chăm chú xem những nghệ sĩ thuộc thế hệ đàn em, đàn cháu của mình say sưa so tài ca diễn trong cuộc thi Tài năng diễn viên trẻ sân khấu cải lương toàn quốc.

Thước đo cho điểm số ít khi bị ràng buộc vào quy chuẩn khô cứng mà chỉ giản đơn là góc nhìn từ "quyển sách kinh nghiệm" được tích góp suốt mấy mươi năm dài hoà mình vào thế giới màn nhung. Thả hồn tình tự theo từng nhân vật, cười đó, khóc đó, không chỉ gói trọn ở vai trò ban giám khảo mà chị còn sắm cho mình nhiều vai: Một nghệ sĩ biểu diễn đang tiếp tục học hỏi để làm đầy túi hành trang cho nghề, một khán giả đặc biệt yêu nghệ thuật, một người chị hiền hoà nhìn những đứa em mọi miền về bên mái nhà cải lương tấu vang khúc hát chân thành dâng Tổ nghiệp.

Sau bao năm, NSND Thoại Miêu đã in dấu trong lòng khán giả mộ điệu cải lương bởi những vai đào nhì thật đẹp.

Thoáng ngập ngừng khi nhớ lại những chuyến về mảnh đất Cà Mau đầy kỷ niệm, chẳng thể đếm được hết số lần cụ thể bởi những dấu chân qua trong hành trình dài đâu đâu cũng sâu đậm ân tình thiết tha. “Ngày cải lương còn hưng thịnh, năm nào tôi cũng về miền Tây diễn 3 tháng xuyên suốt, hết tỉnh này lại qua tỉnh kia, tới mùa mưa đoàn mới rút về Sài Gòn để tiếp tục lưu diễn ở miền Trung. Bà con mọi miền của mình hâm mộ cải lương dữ lắm, bởi vậy tôi luôn nhận được sự cổ vũ, ủng hộ, làm cho lòng nghệ sĩ cứ như ấm nồng bên những vòng tay yêu thương. Rồi khi cải lương đi xuống, phần tuổi đời càng lớn, những chuyến về Cà Mau cũng ít dần...”.

Nhìn những thí sinh thi diễn, thanh xuân chị như được nối dài thêm thành dòng chảy bất tận. Nhớ hôm nào trên sân khấu đó, bước chân cô đào trẻ đã hết mình với những cuộc thi, trau chuốt tài nghệ không ngừng. Cuộc sống nghệ thuật và đời thường không ồn ào hay cố tranh đua để tạo cho mình một chiếc áo hào quang lộng lẫy mà, mọi thứ đều thêu dệt bằng những “đường kim mũi chỉ” thật chắc chắn. Ý thức được nội tại của mình, với chất giọng trầm đặc biệt cùng nét diễn tự nhiên, chị hết lòng chăm chút những vai đào nhì, đào ba để rồi khi đứng bên cạnh những đàn anh, đàn chị trong các vở tuồng hàng đêm, chị từng bước tạo được cho mình chỗ đứng đặc biệt.

Người ta thương Hạnh, Nguyệt hay Mai Đình của NSND Lệ Thuỷ trong các vở “Cây sầu riêng trổ bông”, “Tô Ánh Nguyệt” và “Hàn Mặc Tử” bao nhiêu thì cũng hết lòng thương một Tuyết Mai, Dung hay Hồng Sương của NSND Thoại Miêu bấy nhiêu. Sau bao năm bền bỉ cống hiến, danh xưng “Đệ nhất đào nhì” như bằng khen danh giá vô hình mà công chúng đã nâng niu trao cho.

Lâu lắm rồi mới trở lại mảnh đất Cà Mau nhiều đổi thay, trong dòng nhớ cứ khắc sâu hình ảnh những đêm phải đi về điểm diễn vùng sâu, vùng xa bằng ghe, tàu, phương tiện thiếu đủ thứ. Lắm khi hành trình dài mệt nhoài nhưng chỉ cần thấy ánh mắt đón đợi, thưởng thức của khán giả, tự dưng động lực như được tiếp thêm nhiều lần để người nghệ sĩ hoà vào vai diễn hết mình. Duy chỉ có điều bước chân lần này có phần lặng lẽ hơn khi bên chị không còn sự đồng hành của bạn đời - Nghệ sĩ Quốc Hùng (nguyên Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), người luôn theo những hành trình từ Nam chí Bắc để vẽ nên những trang nhật ký đời và nghề thật đẹp.

Vinh quang đã trải là vậy, nhưng đằng sau bức màn nhung chưa bao giờ ánh mắt chị buông lơi những bài học mới từ đồng nghiệp để lần tái ngộ sau vẹn tròn hơn, đằm thắm hơn. Cái ý nghĩ khao khát được học và cống hiến theo Thoại Miêu từ thuở đôi mươi cho đến khi dần chớm ngưỡng thất thập. Đôi lúc con cháu lo cho sức khoẻ cứ khuyên rằng “Mẹ lớn tuổi rồi nên ở nhà nghỉ ngơi”, Thoại Miêu chỉ cười “Nghỉ sao được khi cái nghề đã ăn sâu vào máu của mình!”. Vậy rồi người ta lại thấy chị với nguồn năng lượng tràn đầy khi bước chân vào "thánh đường" thiêng liêng. Nghệ thuật với chị bây giờ là sự chiêm nghiệm. Tiếng hát lời ca năm nào chỉ tái ngộ khán giả ở những chương trình phù hợp hoặc các điểm chùa, suất biểu diễn từ thiện cho bà con nghèo, khi lại tất bật với vai trò ban giám khảo các cuộc thi lớn của cải lương và những bài học dành cho các lớp thế hệ đi sau cứ điềm nhiên gửi đi bằng sự thủ thỉ chân thành. Bởi vậy, từ nhiều năm sau khi "về hưu", chị vẫn là chỗ dựa vững chắc, tấm gương sáng cho thế hệ nghệ sĩ đi sau của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.

Nâng niu đoá hoa được trao sau đêm bế mạc cuộc thi Tài năng trẻ cải lương, nhìn lên sân khấu sắc màu đầy nhộn nhịp nối nhau những tiếng cười khi những Huy chương Vàng, Huy chương Bạc được trao tay, vùng thanh xuân về nghề một lần nữa chảy tràn trong ánh mắt NSND Thoại Miêu. “Nhìn các em thi diễn mà thương lắm, con đường nghệ thuật còn rất dài, gian nan đó mà cũng đầy vinh quang nếu như sự học hỏi, cố gắng, trui rèn được chăm chút xuyên suốt. Chỉ có cháy hết mình, cống hiến hết mình một cách chân chính mới được sự ghi nhận đẹp của công chúng dành cho mình mà thôi”, lời nhắn nhủ được cất lên ân cần.

Trời dần về khuya, những đợt gió lập đông thổi nhẹ mái tóc đã điểm màu thời gian nhưng nụ cười  của chị vẫn ánh lên một màu xuân rất lạ. Lời chia tay của “Đệ nhất đào nhì” cứ âm vang niềm tin đẹp đối với những gương mặt trẻ tài năng, lớp kế thừa thật vững chắc, hứa hẹn sẽ tiếp thêm sức sống bền bỉ cho nghệ thuật sân khấu cải lương trong nhịp chảy hôm nay./.

Minh Hoàng Phúc

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sắc màu cao nguyên

Lắng đọng cùng “Vọng”

(CMO) “Vọng” (NXB Hội Nhà văn, 2020) - Tập sách mỹ thuật của hoạ sĩ trẻ tài năng Trần Thế Vĩnh vừa ra ...

  • Thương về miền Trung qua những nét vẽ
  • Cô hoạ sĩ trẻ nhiệt huyết khơi dậy đam mê
  • Cà Mau: Có thêm 2 Nghệ sĩ ưu tú
  • Thương sao nghiệp múa!
Tin Nổi Bật

Niềm tin đất nước thịnh vượng

Khai mạc phiên trù bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng

Nông trại hữu cơ của anh Ba Tình

Trao Huy hiệu Đảng cho đảng viên lão thành cách mạng

Nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Thành phố trẻ rực rỡ vào xuân

Ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử và Không gian khởi nghiệp

Đại hội XIII của Đảng: Trọn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch - Thể thao
  • Phóng sự ảnh

© 2005 - 2021 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com