(CMO) “Tết này, thế nào anh em tụi mình cũng phải tranh thủ về đầy đủ cho ngoại vui nghen!".
(CMO) Hồi còn nhỏ xíu, hễ cha đi ruộng là tôi xin theo. Không phải bởi thích cái ruộng lúa mênh mông mà bởi biết chắc chắn đi ruộng sẽ được đi qua cảo. Cái cảm giác ngồi trên mũi chiếc vỏ lãi được cảo đưa qua con đập thú vị vô cùng, nhất là khi cái mũi vỏ chỏng chơ trên cao rồi chúi nhủi xuống nước qua bên kia con đập.
(CMO) Càng sống và trải nghiệm đủ trên đời, điều khiến người ta nhớ và tiếc nuối nhiều nhất không phải là của cải vật chất, mà đó chính là những ký ức đầm ấm bên gia đình, người thân. Mỗi năm, khi nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết, tôi lại nhớ da diết hình ảnh ngoại bên nồi bánh tét. Sau này, khi sống xa ngoại hơn nửa vòng trái đất, nỗi nhớ quê, nhớ ngoại và ký ức những ngày Tết bên ngoại khiến mắt tôi cay sè, y hệt như khoảnh khắc ngồi ôm gối canh nồi bánh tét đang sôi, buồn ngủ cay cả mắt nhưng vẫn cố thức tới khi bánh chín để được hít hà mùi bánh thơm phức hoà với hơi nóng bốc lên từ cái nồi to đùng. Ðôi mắt hiền từ của ngoại lúc đó, cùng với tiếng reo hò mừng rỡ của lũ trẻ chúng tôi đã làm bừng sáng cả buổi bình minh ngày giáp Tết…
(CMO) Làng chiếu Tân Thành (xã Tân Thành, TP Cà Mau) lúc hưng thịnh đã đi vào cõi nhớ, bởi người dệt chiếu giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nghề này dần bị mai một vì không còn chỗ đứng trên thị trường, nhưng một số thợ dệt nơi đây vẫn muốn níu giữ nghề, xem đó là niềm vui trong cuộc sống, họ không chỉ nợ bởi chữ nghề mà còn vì giữ cái tình.
(CMO) Sau ngày giải phóng, chuyện về đầu não kháng chiến tại Cà Mau, căn cứ Tỉnh uỷ Cà Mau tại Xẻo Ðước tồn tại 15 năm ngay trong tầm đạn giặc mà vẫn tuyệt đối bí mật, tuyệt đối an toàn, đã trở thành huyền thoại độc nhất vô nhị.
(CMO) Thuở nhỏ, mấy lần cha định rời quê về Sác Cò ở đất Viên An lập nghiệp thì má lại sụt sùi vì sợ đường xa cách trở, sợ cảnh sóng gió mỗi lần vượt sông Cửa Lớn. Vậy là ông bà bàn nhau bám miết mảnh đất trũng phèn trứ danh "đồng chó ngáp".
(CMO) Người dân vùng cá đồng một thời của Cà Mau mỗi năm có một mùa, họ gọi với tên rất thú vị “mùa đìa”. Tết này chúng tôi quyết định về Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời thăm lại xứ bác Ba Phi để tìm hiểu về mùa đìa vang bóng một thời.
(CMO) Lâu nay, nhiều người đinh ninh rằng, Tổ quốc đến phía địa đầu cực Nam chỉ còn một mũi đất vươn mình ra biển mang tính biểu tượng thiêng liêng. Thật ra, Ngọc Hiển nếu nhìn một cách tổng quan hơn, phải là cái đinh ba với mũi chính là Ðất Mũi, một bên là vùng Tam Giang Tây, giáp cửa Bồ Ðề và phía còn lại là Viên An với cửa biển Ông Trang.
(CMO) Đã nhiều năm rồi, mỗi khi vô tình nhìn thấy tổ ong vò vẽ hay nghe nhắc đến món “khoái khẩu” cháo ong là như một phản xạ tự nhiên, tôi lại nhớ da diết tuổi thơ.
(CMO) Con tôm là ngành kinh tế mũi nhọn, thế mạnh của Cà Mau, từ con tôm mà nhiều hộ ăn nên làm ra, thoát nghèo làm giàu, xây nhà dựng cửa, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, nói đến chuyện nuôi tôm mà trở thành “chuyên gia” thì phải nhắc đến ông Huỳnh Thanh Sự, Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau. Nhờ nuôi tôm mà cái tên Thanh Sự nhiều năm ghi danh trên bằng khen từ xã đến thành phố, từ thành phố lên tỉnh, rồi đến Trung ương...
(CMO) Đã 80 năm từ khi cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai nổ ra ở cụm đảo tiền tiêu địa đầu cực Nam Tổ quốc, nhưng giá trị, ý nghĩa và cảm xúc của sự kiện lịch sử ấy vẫn còn nguyên vẹn không chỉ riêng Cà Mau mà còn là của cả cách mạng miền Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
(CMO) “Xóm bên đó giờ này không có ai đâu, họ đi rừng từ sáng sớm, chiều tối mịt mới về. Nước lớn, ròng chảy xiết, muốn qua khó lắm”, chị Thái Thu Đông, ấp Nhà cũ, xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi ngăn tôi lại khi vừa bước chân xuống chiếc xuồng tròng trành để qua cái nơi được cho là “xóm đảo” ấy.
(CMO) Đã gần 60 năm kể từ khi ngôi trường sư phạm duy nhất ở Tây Nam Bộ hoạt động nhưng ký ức trong khoảng thời gian gắn bó với ngôi trường luôn thường trực, sống mãi trong tâm khảm của thầy và trò. Và mỗi khi nhắc lại, trong lòng mỗi người lại dâng trào những cảm xúc khó diễn tả bằng lời.