ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 14:47:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Để “mua rác” không còn độc quyền

Báo Cà Mau (CMO) Để kịp thời giải quyết tình thế khi Nhà máy Xử lý rác thải “nghỉ dưỡng”, UBND tỉnh chỉ đạo các huyện phải rà soát, bố trí những vị trí phù hợp, đảm bảo các điều kiện vệ sinh, môi trường để tập kết và xử lý rác thải sinh hoạt tạm thời.

Bài 2: “Lệnh” nhập rác khó bề lo liệu

Thực hiện sự chỉ đạo ấy, 3 tháng qua, bãi rác cũ tại Khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân bắt đầu “mở cửa” trở lại để chứa lượng rác thải trung bình 4 tấn/ngày của thị trấn. Bãi rác này có diện tích 4.000 m2, hoạt động từ năm 2006.

Thiếu quỹ đất cho “rác”

Vị trí bãi rác tạm ở thị trấn Cái Đôi Vàm thuộc diện tích đất rừng phòng hộ rất xung yếu. Theo chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ và của Bộ NN&PTNT về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, việc chuyển đối mục đích sử dụng rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ven biển chỉ thực hiện đối với các dự án đầu tư thật sự cần thiết, cấp bách đế phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ an ninh - quốc phòng, đồng thời phải thực hiện đúng trình tự thủ tục cần thiết theo quy định hiện hành.

Phó chủ tịch UBND huyện Phú Tân Trần Minh Huyện cho biết: “Đây là bãi rác cũ, mới hoạt động trở lại thời gian gần đây trong khi chờ Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau thu gom trở lại. Mặc dù việc tận dụng lại bãi rác cũ này là sai quy định, nhưng hiện tại huyện Phú Tân chưa được đầu tư bãi rác, việc này gây khó cho chính quyền địa phương”.

Hiện dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân chưa triển khai bước thực hiện đầu tư, chỉ thực hiện điều tra cơ bản, khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và dự án này đã đình hoãn theo chủ trương của UBND tỉnh.

 Xe vận chuyển rác vào bãi Cái Đôi Vàm. Ảnh: Đặng Duẩn

Tìm một hướng mở

Thực tế trên cho thấy việc xử lý rác thải trên địa bàn TP Cà Mau nói riêng và các địa phương nói chung đang phụ thuộc quá lớn vào quá trình hoạt động của một công ty tư nhân. Điều này cũng chỉ ra một vấn đề lớn là tỉnh chưa có quy hoạch rõ ràng trong việc xử lý rác thải ở các địa phương.

Với những khó khăn thực tế, ông Trần Minh Huyện cho rằng: “Việc tái sử dụng bãi rác tại thị trấn Cái Đôi Vàm để tập kết và xử lý rác thải sinh hoạt tạm thời là phù hợp, vì hạ tầng cơ sở ở đây vẫn còn sử dụng được; Diện tích sử dụng tạm cây rừng rất ít, trên địa bàn huyện không còn vị trí nào thích hợp để tập kết và xử lý rác thải. Tuy nhiên, để đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, môi trường cần phải cải tạo, đào đắp, bao ví và lót vải địa kỹ thuật hố chôn lấp rác”.

Ông Trần Minh Huyện cũng cho biết, khi Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau hoạt động trở lại, hoặc bố trí được vị trí xử lý rác nơi khác phù hợp, huyện sẽ cho vận chuyển số rác này, trả lại hiện trạng đất ban đầu.

Như vậy, ở “kỳ nghỉ dưỡng” lần 2 của Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau, tỉnh đã xuất hiện 2 bãi rác lọt thỏm trong diện tích rừng phòng hộ ven biển vốn dĩ được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.

Ngày 2/11/2018, Sở Xây dựng có Công văn số 2960/SXD-PTĐT&HTKT gửi UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị UBND tỉnh đóng cửa ngay 2 bãi rác tạm thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm và thị trấn Sông Đốc. Song song đó, sở cũng xin chủ trương cho phép vận chuyển rác thải đã tập kết tại 2 bãi rác này về bãi chôn lấp rác của TP Cà Mau do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau quản lý. Nếu phương án này được chấp thuận, thì cuộc hành trình từ biển của rác thải ở Sông Đốc lại "chảy" ngược vào bờ.

Mặt khác, thời gian tới, việc Nhà máy Xử lý rác thải TP Cà Mau mở cửa vận hành hay vẫn giữ quan điểm “xin nghỉ tiếp 3 tháng” thì câu chuyện “rác” sẽ chưa thể kết. Vấn đề thiết yếu hiện nay, liệu tỉnh có chấp thuận kiến nghị của các địa phương mở rộng bãi rác tạm để “phòng” những “kỳ nghỉ dưỡng” tiếp theo của Nhà máy Xử lý rác thải.

Dư luận đang quan tâm: Liệu trong thời gian sớm nhất tỉnh có thể phá vỡ thế độc quyền, tạo sự cạnh tranh công bằng trong thu gom và xử lý rác? Được như thế sẽ tránh được những phiền toái, hệ luỵ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn tạo ra nhiều luồn dư luận không hay như thời gian qua./.

Phong Phú - Đặng Duẩn

Bài 1: Khủng khiếp chuyện rác thải

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài 2: Nhiều cách làm hay

Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của địa phương, nhiều công trình phòng, chống sạt lở bờ biển của tỉnh đã được triển khai thực hiện, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra.

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài 1: Hiểm hoạ đe doạ cuộc sống

Hàng loạt những giải pháp kè từ vật liệu địa phương, kè bản nhựa, cho đến kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè đá đổ, kè áp bờ... đã được triển khai trong bối cảnh nguồn lực còn nhiều khó khăn.

Ngăn dòng "chảy máu" chất xám - Bài cuối: Cần cơ chế "giữ chân" nhân tài

Trong tổng số 107 ứng viên tốt nghiệp về nước, có 28 trường hợp đã xin thôi việc, nghỉ việc, chuyển công tác và 10 trường hợp bồi hoàn kinh phí đào tạo. Con số này cho thấy nguồn nhân lực mà tỉnh đào tạo đã biến động tiêu cực. Ngay thời điểm này cần có những cơ chế đặc thù để thu hút và giữ chân nhân tài, phục vụ cho sự phát triển, nhất là những mục tiêu mang tầm chiến lược trong tương lai.

Ngăn dòng "chảy máu"chất xám - Bài 2: Ðừng để "chùn bước" tại quê nhà

Chương trình Ðề án Mekong 1.000 triển khai tại các tỉnh, thành phố được các địa phương chọn lựa ứng viên đưa đi đào tạo theo vị trí đang thiếu hụt và có nhu cầu cần đào tạo. Thế nhưng, sau khi trở về quê hương, có những du học sinh tốt nghiệp loại ưu, với học vị là tiến sĩ, thạc sĩ nhưng vẫn cầm đơn đi xin việc.

Ngăn dòng "chảy máu"chất xám

Gần 10 năm trở về quê hương sau khi kết thúc khoá học tại nước ngoài, những du học sinh của Ðề án Mekong 1000 giờ vẫn còn trăn trở, thấp thỏm khi làm việc chưa phù hợp với trình độ đào tạo. Họ đều có chung mong muốn là được cống hiến hết phần năng lực, kiến thức đã học để phục vụ quê hương. Song, môi trường làm việc tại tỉnh Cà Mau hiện nay vẫn còn những bất cập, khiến một số người lựa chọn phương án hoàn lại chi phí đào tạo; một số khác chấp nhận làm việc tại tỉnh với vị trí chưa đúng với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Từ đó, rất cần những giải pháp kịp thời, nhằm ngăn dòng "chảy máu" chất xám.

Nhiêu khê đòi lại tiền chuyển khoản... nhầm - Bài cuối: Trách nhiệm của ngân hàng và người nhận nhầm

Tiền chuyển nhầm là tài sản của người khác, không phải của người nhận. Do đó, người nhận tiền chuyển nhầm có nghĩa vụ hoàn trả lại cho người chuyển để tránh gặp rủi ro về pháp lý. Nếu cố tình chiếm hữu, sử dụng số tiền này, sau khi đã nhận được thông báo từ phía ngân hàng (NH) thì tuỳ theo tính chất, mức độ, có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiêu khê đòi lại tiền chuyển khoản... nhầm

Thời gian gần đây, tình trạng nhận tiền chuyển khoản nhầm từ người khác mà không chịu trả lại đang ngày càng trở nên phổ biến. Ðiều này khiến nhiều người rơi vào cảnh khó khăn, thậm chí bị lừa đảo. Theo quy định của pháp luật, người nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đó cho người chuyển nhầm. Nếu người nhận cố tình không trả lại tiền thì có thể bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài cuối: Tết ở Trường Sa

Khi đã dần quen với nhịp điệu của sóng gió Trường Sa, chúng tôi hoà mình vào cuộc sống nơi đây với nhịp điệu đón tết Giáp Thìn rộn rã vui tươi cùng với quân dân trên đảo. Anh em đoàn công tác, nhất là những người lần đầu đến với Trường Sa đều tâm đắc: “Đây quả là một cái Tết đặc biệt, Tết đến sớm hơn giữa biển đảo thiêng liêng của đất trời Tổ quốc”.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài 4: Trường Sa sừng sững, hiên ngang

Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, Trưởng đoàn công tác, nhấn mạnh: “Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển, quân và dân trên quần đảo Trường Sa đã trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc, góp phần vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc, thắt chặt thêm mối quan hệ máu thịt quân - dân, đất liền - biển đảo. Các lực lượng trên đảo cam kết sẽ hỗ trợ tốt nhất để ngư dân Việt Nam hoạt động đánh bắt tại ngư trường Trường Sa an toàn, hiệu quả”.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài 3: Bản hùng ca Trường Sa

Trong hải trình đến với Trường Sa, chúng tôi lặng người xúc động khi tham dự nghi thức thiêng liêng, ý nghĩa tưởng niệm, vinh danh và tri ân 64 anh hùng, liệt sĩ đã xả thân mình để bảo vệ lá cờ Tổ quốc tại đảo Gạc Ma.