ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 10:54:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Góc nhìn đa chiều trong giảm nghèo

Báo Cà Mau (CMO) Giảm nghèo là mục tiêu lớn của toàn hệ thống chính trị. Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói vào năm 2002, sớm 13 năm so với mục tiêu đề ra. Và xoá nghèo dù gian nan hơn, nhưng nếu có quyết tâm và cách làm thiết thực, mục tiêu sẽ đạt được. Hiện trong tỉnh Cà Mau, nhiều địa phương có con số giảm nghèo ấn tượng, có địa phương đã xoá hoàn toàn hộ nghèo. Và qua thực tế, bài học xoá nghèo không phải là câu chuyện viển vông.

Bài 1: Điểm sáng Phú Tân

Xin được bắt đầu câu chuyện từ huyện Phú Tân. Năm 2004, sau khi tách ra từ huyện Cái Nước, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 25%, nhưng đến nay chỉ còn 4,3%, đó là con số rất ấn tượng. Đạt được thành tích đó là quá trình nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị với nhiều cách làm hay, trách nhiệm cao.

Bà Danh Thị Xanh, 67 tuổi, ở ấp Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm, thường xuyên được cán bộ, đảng viên đến hướng dẫn, bàn biện pháp làm ăn. Từ đó, bà tận dụng đất trống quanh nhà trồng các loại hoa màu, mỗi ngày thu nhập trên 100.000 đồng.Ảnh: Anh Phan

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó bí thư Huyện uỷ Phú Tân, cho biết, khoảng năm 2004, đời sống người dân huyện Phú Tân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu tư liệu sản xuất. Nhanh chóng xác định giảm nghèo là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ huyện Phú Tân phân công các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trực tiếp giúp đỡ, giám sát các hộ nghèo trên địa bàn huyện. Đến nay, có rất nhiều đảng bộ thực hiện tốt công việc này, tiêu biểu là Đảng bộ xã Phú Mỹ.

Hành trình vượt khó

Nhịp sống của đại bộ phận người dân xã Phú Mỹ hôm nay đã khởi sắc phần lớn nhờ giao thương không còn cách trở, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, trên hết là đã giải quyết ổn thoả về vấn đề việc làm.

Ông Nghê Minh Hào, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Phú Mỹ, thông tin, toàn xã có 2.055 hộ dân nhưng chỉ còn 49 hộ nghèo. Chỉ sau 5 năm (2012-2017), nhờ quyết liệt chung sức, chung lòng xoá nghèo, xã Phú Mỹ đã giảm 108 hộ nghèo. “Đa phần các hộ đều thoát nghèo bền vững vì chúng tôi luôn chủ trương cho “cần câu” chứ không cho “con cá”. Nghĩa là bằng mọi cách phải tạo cho họ công ăn việc làm ổn định”, ông Nghê Minh Hào giải thích.

Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ là đơn vị thực hiện công cuộc giảm nghèo hiệu quả nhất. Nói về thành tích đó, ông Bùi Thanh Bình, Bí thư Chi bộ ấp Phú Thành, hồ hởi: “Một số hộ nghèo trước đây không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn trở nên dư dả. Rồi những hộ đó lại cùng chung sức với ban giảm nghèo của địa phương giúp đỡ những hộ nghèo còn lại. Nhờ vậy, đời sống bà con nâng lên rõ rệt”.

Nói về kỷ niệm vận động bà con giảm nghèo, ông Bùi Thanh Bình chia sẻ: “Lúc đầu vận động bà con thoát nghèo khó lắm. Vì một số hộ chưa hiểu được ý nghĩa của việc thoát nghèo và có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, quá trình vận động cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ”.

Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách - Xã hội, ông Võ Văn Oanh cùng vợ buôn bán tạp hóa và sắm phà đưa khách sang sông, nay đã thoát nghèo.

Như chuyện vận động gia đình ông Võ Văn Oanh (50 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ) thoát nghèo cũng “dở khóc dở cười”. Vài năm trước, gia đình ông Oanh nằm trong diện "hộ nghèo đặc biệt”. Cả gia đình 5 người đều trông chờ vào đồng tiền ít ỏi do ông làm thuê có được.

Ông Võ Văn Oanh hồi tưởng: “Lúc đó, tôi phải nuôi mẹ già, vợ thì mắc bệnh u nang trong khi con nhỏ nheo nhóc đang tuổi ăn, tuổi học. Do thuộc diện hộ nghèo nên gia đình tôi được cấp bảo hiểm y tế miễn phí, giảm tiền học phí cho con”.

Bởi vậy, khi được vận động làm ăn thoát nghèo, ông lại nài nỉ “xin được nghèo”. Qua nhiều lần thuyết phục, ông hiểu rằng ông không phải “tự bơi” mà sẽ có nhiều người đồng hành, hỗ trợ để ông làm ăn thoát nghèo, và ông vui vẻ hợp tác.

Theo định hướng của địa phương, ông Võ Văn Oanh vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội để mua phà chở khách ngang kinh xáng Thọ Mai. Còn ít tiền, ông cất chòi cho vợ buôn bán tạp hoá ven sông. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các lớp tập huấn nuôi tôm quảng canh để về áp dụng ngay trên mảnh đất của mình.

Mặc dù chỉ có vài công đất ít ỏi nhưng ông Võ Văn Oanh đã thu về lợi nhuận ngoài mong đợi. Sau 4 năm chăm chỉ làm ăn và chắt chiu dành dụm, ông Oanh xây được căn nhà trị giá gần 250 triệu đồng và tự nguyện viết đơn xin trả lại sổ hộ nghèo.

Ông Võ Văn Oanh chia sẻ: “Con cái tôi giờ đã lớn và đều được học nghề. Cuộc sống gia đình đã có của ăn, của để. Được như ngày hôm nay tôi không bao giờ quên sự quan tâm, giúp đỡ của địa phương”.

Trường hợp của ông Võ Văn Oanh chưa là gì so với ông Đỗ Văn Triều (47 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ). Giống với ông Oanh, ông Triều cũng là lao động chính trong gia đình. Do con đông lại tham gia vào tệ nạn xã hội nên hoàn cảnh hết sức khó khăn. Cả gia đình hơn chục người sống trong căn nhà tạm bợ. Phân nửa phần đất là của mình, phần còn lại là ở đậu. Cái nghèo luẩn quẩn đeo bám ông suốt năm này sang tháng nọ.

Khi cán bộ xã đến bàn với ông tìm hướng thoát nghèo thì ông luôn lẩn tránh vì đinh ninh rằng, “chắc cán bộ lại mắng vốn vì mấy thằng con quậy phá”. Càng khó tiếp cận thì địa phương càng dốc sức tìm cách thuyết phục.

Sau nhiều lần giải thích, động viên, ông Triều đã nhận thức được ý nghĩa của việc giảm nghèo. Ông vay 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách - Xã hội để sinh kế; động viên, nhắc nhở con cái sống lành mạnh và vào công ty may làm việc theo sự định hướng của địa phương. Nhờ vậy mà chỉ sau thời gian, ông Triều đã trả lại sổ hộ nghèo.

Chinh phục đích đến

Do từng vật lộn trong cái nghèo nên ông Oanh, ông Triều luôn thấu hiểu và giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh của mình trước đây. Mặc dù sự đóng góp về vật chất không đáng kể nhưng tấm chân tình của những người bạn đồng hành này rất đáng trân quý. Ông Oanh tâm tình: “Đâu ai muốn nghèo túng, bần cùng, nhưng do nhận thức còn hạn chế nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Ở đời còn gì ý nghĩa hơn việc lá lành đùm lá rách đâu chứ”.

Ông Bùi Thanh Bình, Bí thư Chi bộ ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ (bên trái) thường xuyên quan tâm, giúp đỡ ông Võ Văn Oanh, dù hiện tại ông Oanh đã thoát nghèo.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, cho biết, hiện ấp chỉ còn 6 hộ nghèo, đa phần thuộc diện ốm đau, bệnh tật nên không có khả năng lao động. “Đối với những hộ này, chúng tôi liên hệ với Phòng LĐ-TB&XH huyện để hỗ trợ cho họ phần tiền, quà. Song song đó, chúng tôi thường xuyên cử đảng viên, hội viên đến thăm và giúp đỡ gia đình. Không những động viên, giúp đỡ hộ nghèo về tinh thần, đảng viên ở ấp Phú Thành không ngại giúp đỡ về vật chất”, ông Bình trải lòng.

Nổi bật là chuyện đảng viên Nguyễn Thanh Tịnh, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi ấp Phú Thành, đã cho hẳn phần đất để ông Đỗ Văn Triều có nơi cất nhà Đại đoàn kết. Nhờ vậy, ông Triều có nơi ăn chốn ở ổn định để vươn lên thoát nghèo bền vững. Việc làm của ông đã truyền nguồn cảm hứng cho cán bộ, đảng viên noi theo trong công cuộc giảm nghèo ở địa phương.

Nói về kinh nghiệm đúc kết được trong công cuộc giảm nghèo, ông Nghê Minh Hào chia sẻ: “Muốn giúp họ nhanh chóng thoát nghèo, bước đầu chúng tôi sẽ nhận dạng nguyên nhân dẫn đến cái nghèo của từng hộ. Sau đó tập trung hộ nghèo lại để nắm bắt nguyện vọng, tâm tư của từng người và tìm cách giúp đỡ. Thông thường thì khoảng 2 đảng viên trực tiếp phụ trách 1 hộ nghèo, mỗi tháng đều họp mặt để đánh giá kết quả”.

Ông Hào cho biết thêm, nhận thấy giải quyết việc làm là yếu tố quan trọng nhất để giúp bà con thoát nghèo nên địa phương chủ động liên kết với trung tâm giới thiệu việc làm và các công ty, doanh nghiệp định hướng, giúp người dân có việc làm để ổn định cuộc sống. Song song đó xã cũng kết hợp mở nhiều lớp dạy nghề tại địa phương.

Bài toán giảm nghèo tuy khó nhưng đã có nơi giải thành công. Và cán bộ, đảng viên chung lòng với dân thì mọi mục tiêu đều có thể đạt được.

Bài 2: Cần có quyết tâm…

Phùng Ngọc Trầm

Ông Nghê Minh Hào, Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Phú Mỹ, cho biết, qua 5 năm (2012-2017), Ban Giảm nghèo xã đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Phú Tân giải quyết cho vay 843 triệu đồng nhằm giúp hộ nghèo cải tạo vuông tôm, mua con giống chăn nuôi, mua tư liệu sản xuất… Vận động các nhà hảo tâm tài trợ 100 chiếc xe đạp, 151 suất học bổng, 20.120 quyển tập, hơn 15 tấn gạo và 97 suất quà… tổng trị giá hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, xây mới 132 căn nhà theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg, mỗi căn trị giá 40 triệu đồng.

 

Ngoài xã Phú Mỹ vẫn còn nhiều xã ở huyện Phú Tân thực hiện tốt công tác giảm nghèo như: Việt Thắng, Rạch Chèo, Tân Hưng Tây… và đều có chung cách làm là cán bộ, đảng viên trực tiếp giúp đỡ hộ nghèo. Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó bí thư Huyện uỷ Phú Tân, chia sẻ: “Phú Tân luôn chủ trương giảm nghèo bền vững, tránh trường hợp tái nghèo. Thời gian qua, không những đảng viên mà hội viên, đoàn viên các ban, ngành chung sức trong công cuộc giảm nghèo. Hướng tới chúng tôi sẽ tập trung dốc sức giảm nghèo ở những xã còn tỷ lệ hộ nghèo cao”.

 

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài 2: Nhiều cách làm hay

Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của địa phương, nhiều công trình phòng, chống sạt lở bờ biển của tỉnh đã được triển khai thực hiện, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra.

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài 1: Hiểm hoạ đe doạ cuộc sống

Hàng loạt những giải pháp kè từ vật liệu địa phương, kè bản nhựa, cho đến kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè đá đổ, kè áp bờ... đã được triển khai trong bối cảnh nguồn lực còn nhiều khó khăn.

Ngăn dòng "chảy máu" chất xám - Bài cuối: Cần cơ chế "giữ chân" nhân tài

Trong tổng số 107 ứng viên tốt nghiệp về nước, có 28 trường hợp đã xin thôi việc, nghỉ việc, chuyển công tác và 10 trường hợp bồi hoàn kinh phí đào tạo. Con số này cho thấy nguồn nhân lực mà tỉnh đào tạo đã biến động tiêu cực. Ngay thời điểm này cần có những cơ chế đặc thù để thu hút và giữ chân nhân tài, phục vụ cho sự phát triển, nhất là những mục tiêu mang tầm chiến lược trong tương lai.

Ngăn dòng "chảy máu"chất xám - Bài 2: Ðừng để "chùn bước" tại quê nhà

Chương trình Ðề án Mekong 1.000 triển khai tại các tỉnh, thành phố được các địa phương chọn lựa ứng viên đưa đi đào tạo theo vị trí đang thiếu hụt và có nhu cầu cần đào tạo. Thế nhưng, sau khi trở về quê hương, có những du học sinh tốt nghiệp loại ưu, với học vị là tiến sĩ, thạc sĩ nhưng vẫn cầm đơn đi xin việc.

Ngăn dòng "chảy máu"chất xám

Gần 10 năm trở về quê hương sau khi kết thúc khoá học tại nước ngoài, những du học sinh của Ðề án Mekong 1000 giờ vẫn còn trăn trở, thấp thỏm khi làm việc chưa phù hợp với trình độ đào tạo. Họ đều có chung mong muốn là được cống hiến hết phần năng lực, kiến thức đã học để phục vụ quê hương. Song, môi trường làm việc tại tỉnh Cà Mau hiện nay vẫn còn những bất cập, khiến một số người lựa chọn phương án hoàn lại chi phí đào tạo; một số khác chấp nhận làm việc tại tỉnh với vị trí chưa đúng với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Từ đó, rất cần những giải pháp kịp thời, nhằm ngăn dòng "chảy máu" chất xám.

Nhiêu khê đòi lại tiền chuyển khoản... nhầm - Bài cuối: Trách nhiệm của ngân hàng và người nhận nhầm

Tiền chuyển nhầm là tài sản của người khác, không phải của người nhận. Do đó, người nhận tiền chuyển nhầm có nghĩa vụ hoàn trả lại cho người chuyển để tránh gặp rủi ro về pháp lý. Nếu cố tình chiếm hữu, sử dụng số tiền này, sau khi đã nhận được thông báo từ phía ngân hàng (NH) thì tuỳ theo tính chất, mức độ, có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiêu khê đòi lại tiền chuyển khoản... nhầm

Thời gian gần đây, tình trạng nhận tiền chuyển khoản nhầm từ người khác mà không chịu trả lại đang ngày càng trở nên phổ biến. Ðiều này khiến nhiều người rơi vào cảnh khó khăn, thậm chí bị lừa đảo. Theo quy định của pháp luật, người nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đó cho người chuyển nhầm. Nếu người nhận cố tình không trả lại tiền thì có thể bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài cuối: Tết ở Trường Sa

Khi đã dần quen với nhịp điệu của sóng gió Trường Sa, chúng tôi hoà mình vào cuộc sống nơi đây với nhịp điệu đón tết Giáp Thìn rộn rã vui tươi cùng với quân dân trên đảo. Anh em đoàn công tác, nhất là những người lần đầu đến với Trường Sa đều tâm đắc: “Đây quả là một cái Tết đặc biệt, Tết đến sớm hơn giữa biển đảo thiêng liêng của đất trời Tổ quốc”.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài 4: Trường Sa sừng sững, hiên ngang

Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, Trưởng đoàn công tác, nhấn mạnh: “Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển, quân và dân trên quần đảo Trường Sa đã trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc, góp phần vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc, thắt chặt thêm mối quan hệ máu thịt quân - dân, đất liền - biển đảo. Các lực lượng trên đảo cam kết sẽ hỗ trợ tốt nhất để ngư dân Việt Nam hoạt động đánh bắt tại ngư trường Trường Sa an toàn, hiệu quả”.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài 3: Bản hùng ca Trường Sa

Trong hải trình đến với Trường Sa, chúng tôi lặng người xúc động khi tham dự nghi thức thiêng liêng, ý nghĩa tưởng niệm, vinh danh và tri ân 64 anh hùng, liệt sĩ đã xả thân mình để bảo vệ lá cờ Tổ quốc tại đảo Gạc Ma.