ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 17:19:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa cấy

Báo Cà Mau (CMO) Xong vụ lúa hè thu, nông dân lại tất bật xuống giống vụ đông xuân đón Tết.

Trời tháng 10 lúc mưa lúc nắng, gà chưa gáy, những người đi cấy đã kéo nhau ra đồng. Đây cũng là lúc những người cấy thuê có việc để làm. Không chỉ tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, mà họ còn góp phần làm nên những vụ mùa bội thu.

Đầu tháng 8 âm lịch, nông dân bắt đầu vụ lúa chính trong năm (vụ đông xuân).

Một năm 2 vụ lúa, nhà có 7 công đất, một mình anh Võ Chí Tình (Ấp 4, xã Khánh Lâm, huyện U Minh) làm không xuể. Để kịp vụ mùa, anh mướn thêm 7-8 người nhổ mạ, cấy. Trung bình công nhổ mạ 220.000 đồng/tầm (khoảng 108 m2), 1 công cấy 280.000 đồng (1.296 m2).

Anh Tình chia sẻ: “Bây giờ kiếm người cấy mướn cũng khó trần thân. Thanh niên xứ này đi Bình Dương, Đồng Nai làm gần hết, có biết cấy, biết gặt gì đâu. Ai gắn bó với ruộng đồng mới biết làm nông cực khổ như thế nào. Bởi vậy, phải qua xã Khánh Hoà để kiếm người về cấy phụ, nhờ họ mà mình kịp vụ lúa”.

Trời hừng sáng đã có gần chục người lom khom cấy dưới ruộng. “Nghèo mới đi cấy mướn”, đó là câu nói thuộc lòng của những người “không có cục đất chọi chim”.

Anh Tình chở mạ đã được ủ 2 ngày sau khi nhổ đến cho “thợ cấy”.

Cũng như những người đi cấy mướn khác, gia đình chị Trần Thị Diệp (Ấp 5, xã Khánh Hoà) thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất, nhà cũng cất tạm trên nền đất của bà con. Chị dắt theo cả chồng, đứa con gái mới 13 tuổi đi cấy mướn. Chị Diệp bộc bạch: “5 giờ sáng là cả nhà đi rồi. Một vụ đi cấy được chừng 1 tháng, hết nhà này tới nhà kia, 1 ngày 3 người kiếm cũng được 400-500 ngàn đồng. Một năm cấy được 2 vụ, mấy tháng còn lại thì ai mướn gì làm nấy”.

Chị Diệp có 2 con, 1 gái, 1 trai. Con gái lớn thì chị dẫn theo đi cấy, đứa nhỏ đã lên lớp 4. Em Châu Chúc Linh (13 tuổi), con gái lớn của chị Diệp đã nghỉ học 1 năm nay. 6 năm liền em đều đạt học sinh giỏi.

Em Châu Chúc Linh biết cấy lúa từ năm 12 tuổi, đôi tay em thoăn thoắt chẳng thua người lớn.

Linh có dáng người nhỏ nhắn, làn da bánh mật với đôi mắt sáng. “Con không cấy giỏi như cha với mẹ, 1 ngày cấy được chừng nửa công, mấy bác cho 100.000 đồng. Nhà nghèo nên con nghỉ học theo phụ mẹ kiếm tiền nuôi em đi học...", Linh nói.
Cứ đến mùa cấy, nhiều câu chuyện về cuộc sống được vẽ lên ở vùng quê đồng trũng. Nông dân hy vọng vào một vụ mùa bội thu. Và những người “đi cấy lấy công” cũng trông mong cho “mưa thuận gió hoà"./.

Tranh thủ thời gian, người đi cấy đem cơm ra tận ruộng. Bữa cơm rất đơn giản, chỉ có cá lóc kho, canh chua cũng chắc bụng.

Mơ Thảo

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài 2: Nhiều cách làm hay

Những năm qua, với sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của địa phương, nhiều công trình phòng, chống sạt lở bờ biển của tỉnh đã được triển khai thực hiện, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra.

Chống sạt lở - Hành trình của nỗ lực và tâm huyết - Bài 1: Hiểm hoạ đe doạ cuộc sống

Hàng loạt những giải pháp kè từ vật liệu địa phương, kè bản nhựa, cho đến kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè đá đổ, kè áp bờ... đã được triển khai trong bối cảnh nguồn lực còn nhiều khó khăn.

Ngăn dòng "chảy máu" chất xám - Bài cuối: Cần cơ chế "giữ chân" nhân tài

Trong tổng số 107 ứng viên tốt nghiệp về nước, có 28 trường hợp đã xin thôi việc, nghỉ việc, chuyển công tác và 10 trường hợp bồi hoàn kinh phí đào tạo. Con số này cho thấy nguồn nhân lực mà tỉnh đào tạo đã biến động tiêu cực. Ngay thời điểm này cần có những cơ chế đặc thù để thu hút và giữ chân nhân tài, phục vụ cho sự phát triển, nhất là những mục tiêu mang tầm chiến lược trong tương lai.

Ngăn dòng "chảy máu"chất xám - Bài 2: Ðừng để "chùn bước" tại quê nhà

Chương trình Ðề án Mekong 1.000 triển khai tại các tỉnh, thành phố được các địa phương chọn lựa ứng viên đưa đi đào tạo theo vị trí đang thiếu hụt và có nhu cầu cần đào tạo. Thế nhưng, sau khi trở về quê hương, có những du học sinh tốt nghiệp loại ưu, với học vị là tiến sĩ, thạc sĩ nhưng vẫn cầm đơn đi xin việc.

Ngăn dòng "chảy máu"chất xám

Gần 10 năm trở về quê hương sau khi kết thúc khoá học tại nước ngoài, những du học sinh của Ðề án Mekong 1000 giờ vẫn còn trăn trở, thấp thỏm khi làm việc chưa phù hợp với trình độ đào tạo. Họ đều có chung mong muốn là được cống hiến hết phần năng lực, kiến thức đã học để phục vụ quê hương. Song, môi trường làm việc tại tỉnh Cà Mau hiện nay vẫn còn những bất cập, khiến một số người lựa chọn phương án hoàn lại chi phí đào tạo; một số khác chấp nhận làm việc tại tỉnh với vị trí chưa đúng với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Từ đó, rất cần những giải pháp kịp thời, nhằm ngăn dòng "chảy máu" chất xám.

Nhiêu khê đòi lại tiền chuyển khoản... nhầm - Bài cuối: Trách nhiệm của ngân hàng và người nhận nhầm

Tiền chuyển nhầm là tài sản của người khác, không phải của người nhận. Do đó, người nhận tiền chuyển nhầm có nghĩa vụ hoàn trả lại cho người chuyển để tránh gặp rủi ro về pháp lý. Nếu cố tình chiếm hữu, sử dụng số tiền này, sau khi đã nhận được thông báo từ phía ngân hàng (NH) thì tuỳ theo tính chất, mức độ, có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiêu khê đòi lại tiền chuyển khoản... nhầm

Thời gian gần đây, tình trạng nhận tiền chuyển khoản nhầm từ người khác mà không chịu trả lại đang ngày càng trở nên phổ biến. Ðiều này khiến nhiều người rơi vào cảnh khó khăn, thậm chí bị lừa đảo. Theo quy định của pháp luật, người nhận tiền chuyển khoản nhầm có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đó cho người chuyển nhầm. Nếu người nhận cố tình không trả lại tiền thì có thể bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài cuối: Tết ở Trường Sa

Khi đã dần quen với nhịp điệu của sóng gió Trường Sa, chúng tôi hoà mình vào cuộc sống nơi đây với nhịp điệu đón tết Giáp Thìn rộn rã vui tươi cùng với quân dân trên đảo. Anh em đoàn công tác, nhất là những người lần đầu đến với Trường Sa đều tâm đắc: “Đây quả là một cái Tết đặc biệt, Tết đến sớm hơn giữa biển đảo thiêng liêng của đất trời Tổ quốc”.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài 4: Trường Sa sừng sững, hiên ngang

Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, Trưởng đoàn công tác, nhấn mạnh: “Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển, quân và dân trên quần đảo Trường Sa đã trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc, góp phần vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc, thắt chặt thêm mối quan hệ máu thịt quân - dân, đất liền - biển đảo. Các lực lượng trên đảo cam kết sẽ hỗ trợ tốt nhất để ngư dân Việt Nam hoạt động đánh bắt tại ngư trường Trường Sa an toàn, hiệu quả”.

Trường Sa - Hải trình thiêng liêng - Bài 3: Bản hùng ca Trường Sa

Trong hải trình đến với Trường Sa, chúng tôi lặng người xúc động khi tham dự nghi thức thiêng liêng, ý nghĩa tưởng niệm, vinh danh và tri ân 64 anh hùng, liệt sĩ đã xả thân mình để bảo vệ lá cờ Tổ quốc tại đảo Gạc Ma.