ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 19-3-24 12:38:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều giải pháp “giải cứu” doanh nghiệp thuỷ sản

Báo Cà Mau (CMO) Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tại cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trên địa bàn vào chiều ngày 24/3.

Đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn trên địa bàn đã trình bày nhiều khó khăn vướng mắc mà các đơn vị gặp phải từ khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 đến nay. Nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự hoang mang, lo ngại khó kéo dài duy trì sản xuất, các đơn hàng hiện giảm trên 50%, hàng tồn kho chiếm rất lớn. Các thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, Châu Âu đang ngưng trệ.

Ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty thủy sản Anh Khoa bức xúc: “Các doanh nghiệp hiện nay bắt đầu khó khăn và khó khăn rất nhiều, trước đây chỉ có thị trường Trung Quốc, giờ lan rộng cả thị trường Châu Âu. Khó khăn nhất là ngân hàng nhà nước triển khai thông tư 01 về giảm lãi, giãn lãi,…nhưng chưa đúng nhu cầu thực sự cần của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần vốn để khôi phục sản xuất, thu mua hàng thủy sản. Một số chính sách hệ thống ngân hàng triển khai rất chậm. Tỉnh cần có giải pháp thúc đẩy vấn đề này. Với tình hình hiện nay không giải quyết coi như ách tắt, trong khi Cà Mau được xem là vựa tôm của cả nước”.

Ông Trần Văn Trung, Giám đốc Công ty thuỷ sản Anh Khoa trình bày  những lo lắng về tình hình xuất khẩu tại Cà Mau

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng bày tỏ gặp khó trong vấn đề phòng chống dịch. Các đơn vị lo ngại, băn khoăn vì đang sử dụng nhiều lao động thời vụ, lượng lao động từ tỉnh Bình Dương trở về khá nhiều, ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, cần có biện pháp quản lý vấn đề này”.

 Chia sẽ những khó khăn của doanh nghiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử nhấn mạnh: “Dịch bệnh hiện đang lây lan rất nhanh, tất cả các thị trường đều ảnh hưởng. Về phía tỉnh, hội, ngành thủy sản đã phản ứng khá nhanh so với tình hình chung cả nước. Nhưng Chính sách ban hành chưa đủ, việc cụ thể hóa chính sách còn chậm.

  Về phía địa phương, cả hệ thống chính trị tập trung cùng lúc nhiều nhiệm vụ trọng tâm: Chỉ đạo đại hội Đảng các cấp, hạn mặn, dịch bệnh. Do đó, không thể giải quyết tất cả các vấn đề cùng một lúc, rất cần sự hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp. Cung cấp các thông tin cần thiết về sản lượng cũng như năng lực hoạt động, minh bạch giá cả thu mua,… tích cực kiến nghị trung ương thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp".

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tích cực hợp tác với địa phương trong phòng, chống dịch

 Bày tỏ sự lo lắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, đơn vị thống kê nhanh lại những khó khăn của doanh nghiệp trong việc phòng, chống dịch để báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời. Sở Công thương làm đầu mối hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành của tỉnh: Công suất thiết kế, hàng tồn kho, số lượng công nhân, giá mua nguyên liệu, sản lượng hợp đồng đã ký, đăng ký tạm trữ,….

 Đối với ngân hàng Nhà nước theo chức năng tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn thực hiện sát sao thông tư 01 đối với các chi nhánh ngân hàng Cà Mau đề xuất UBND tỉnh kiến nghị những vấn đề đảm bảo tín dụng cho các doanh nghiẹp./.

Hồng Nhung

Trồng màu lúc nông nhàn

Trên đồng đất huyện Thới Bình những ngày sau Tết, nông dân lại tất bật chăm sóc hoa màu các loại, như: dưa, cà, rau cải... Ðây là mô hình hiệu quả nâng cao thu nhập cho nhiều hộ lúc nông nhàn.

Nông nghiệp thời 4.0

Sau gần 6 năm đi vào hoạt động, phần mềm cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành, phát triển sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau (gọi tắt là Phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp) đã mang lại nhiều mặt tích cực trong thông tin quản lý lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, với hệ thống số liệu chuẩn hoá, sẽ làm cơ sở phục vụ nghiên cứu khoa học, tăng tính dự báo, đáp ứng tình hình phát triển chung, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp 4.0, tiến tới chuyển đổi số toàn diện.

Hiệu quả từ chế phẩm sinh học

Con tôm là một trong những nguồn kinh tế chủ lực của người dân huyện Phú Tân. Hiện nay, nhiều hộ dân nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) đã biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất trên cùng đơn vị diện tích, trong đó có việc sử dụng chế phẩm sinh học.

Chung sức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Ðể góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt nguồn lợi thuỷ sản, huyện Ðầm Dơi tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tự nguyện giao nộp bộ dụng cụ kích điện để đánh bắt cá, tôm. Qua phát động, đã có nhiều người thực hiện việc giao nộp.

Chống khai thác IUU - Phải quyết liệt hơn

“Đã quyết liệt rồi thì nay phải quyết liệt hơn, bài bản hơn...”, đó là chỉ đạo của đồng chí Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, về thực hiện nhiệm vụ chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định (IUU) tại Hội nghị kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh tháng 1/2024 diễn ra vào đầu tháng 2 vừa qua.

Sản xuất “thuận thiên”

Biến đổi khí hậu, hạn mặn đang là thách thức lớn, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến Cà Mau. Vùng ngọt hoá Cà Mau đang từng bước có những giải pháp để thích ứng, biến “nguy” thành “cơ”, giúp nông dân yên tâm lao động sản xuất và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Người nuôi cá bổi lo ngại trước vụ mới

Ngoài trồng lúa, hoa màu thì nuôi cá bổi là một trong những nghề mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân huyện Trần Văn Thời. Tuy nhiên, người nuôi cá bổi đang đối mặt với nhiều khó khăn và lo ngại khi bắt tay vào vụ nuôi mới.

Nuôi tôm siêu thâm canh quy trình mới

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm siêu thâm canh (STC) trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng quy trình nuôi tuần hoàn ít thay nước tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi tôm. Ðây được xem là giải pháp mới đang được chính quyền địa phương khuyến cáo nhân rộng.

Người chăn nuôi đang chờ vắc xin tả heo châu Phi

Tiêm phòng vắc xin là một trong những giải pháp hữu hiệu để phòng tránh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Thế nhưng, sau hơn nửa năm đưa vào sử dụng đại trà, vắc xin tả heo châu Phi vẫn chưa đến tay người dân.

Ấn tượng ngành nông nghiệp

Với vai trò là “trụ đỡ” nền kinh tế, ngành nông nghiệp đã và đang ngày càng được khẳng định trong thực tiễn phát triển đất nước, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản. Nhìn lại năm 2023, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng với nhiều con số ấn tượng.