Báo Cà Mau xuất bản mỗi tuần 6 kỳ: thứ Hai, thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và thứ Bảy của tuần thứ nhất và tuần thứ ba.
  • Thời sự
    • Trong nước
    • Thế giới
    • Tin
  • Chính trị - xã hội
    • Xây dựng Đảng
    • Đoàn thể
    • Cải cách hành chính
    • Năm tháng không quên
  • Kinh tế
    • Thủy sản
    • Nông - lâm
    • Nhà nông làm giàu
  • Tài chính
    • Tiêu dùng thông minh
    • Mua sắm 24/7
  • Văn hoá
    • Nông thôn mới
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
    • Phòng bệnh
    • Y tế
    • Y đức
    • Alô bác sĩ
    • Phòng, chống dịch covid-19
  • Đời sống
    • Trẻ
    • Xu hướng
    • Khởi nghiệp
  • Du lịch - Thể thao
    • Du lịch
    • Trải nghiệm
    • Điểm đến
    • Thể thao
    • Ẩm thực
  • Phóng sự ảnh

Trang chủ Việc làm

Cải thiện thu nhập từ gia công dây nhựa

TIN MỚI NHẤT
  • Ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử và Không gian khởi nghiệp

  • Hương vị “Rạch Láng quê em”

  • Thăm hỏi, chúc thọ người cao tuổi

  • Bộ Tư lệnh Quân khu 9 bàn giao điểm trường mẫu giáo

  • Các chương trình ký kết phối hợp phát huy hiệu quả cao

07/01/2021 08:49

(CMO) Tại nhiều vùng nông thôn, bên cạnh các mô hình sản xuất nông nghiệp được chị em phụ nữ lựa chọn, thời gian qua, các mô hình phi nông nghiệp đã và đang là giải pháp giúp chị em phụ nữ tận dụng thời gian nhàn rỗi làm thêm, góp phần tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Một trong những mô hình được Hội LHPN xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời nhân rộng đó là nghề đan gia công sản phẩm từ dây nhựa.

Tuy nghề đan gia công đã phổ biến khá lâu, nhưng đối với chị em xã Phong Lạc thì còn khá mới mẻ. Vài tháng trước, chị Thái Chúc Ly (ấp Công Bình, xã Phong Lạc) là người đứng ra kết nối nhận sản phẩm từ công ty rồi phân phát lại, đồng thời chỉ dẫn chị em làm theo mẫu. Với mong muốn tạo việc làm cho bản thân mình và cho các chị em, chị Ly không ngại bỏ công sức, chi phí để tìm đối tác.

Hiện có hơn 20 phụ nữ ở ấp Công Bình nhận đan gia công sản phẩm dây nhựa từ “đầu mối” của chị Thái Chúc Ly.

Sau thời gian vất vả đến tận nơi theo học cách làm, chị Ly được các công ty đồng ý nhận làm “đầu mối” giao nguyên liệu và gia công các mặt hàng theo yêu cầu của công ty. Một người vừa học vừa làm 2-4 ngày là có thể thành thạo làm ra các sản phẩm như giỏ đựng chậu bông, ghế salon. Mỗi chị có thể làm từ 6-10 sản phẩm/ngày. Tiền công 7.000 đồng/sản phẩm, qua đó giúp chị em có thêm nguồn thu nhập. Mỗi đợt chị Ly nhận và giao hơn 1.000 sản phẩm cho các công ty. Số lượng còn tăng lên trong thời điểm cận Tết và khi có đủ nguồn nhân lực tại địa phương.

Chị Ly phấn khởi cho biết: “Tôi tham gia học lớp truyền nghề đan dây nhựa do Hội LHPN xã tổ chức. Sau khi biết được nghề, tôi tìm nơi chuyên cung cấp các sản phẩm dây nhựa ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh nhận về làm gia công. Lúc đầu nhận số lượng ít, sau đó thấy chị em trong xóm hỏi thăm nên tôi kết nối với công ty đem sản phẩm về nhiều hơn cho chị em cùng làm. Khi nào xong thì đem giao lại cho công ty”.

Trước khi là “đầu mối” nhận gia công đan sản phẩm dây nhựa cho các công ty, chị Ly cũng ở nhà, làm các công việc của người nội trợ như bao phụ nữ khác ở vùng nông thôn, không có công việc tạo ra thu nhập. Chị Ly nói tiếp: “Không cần tốn tiền mua nguyên liệu, công ty đưa mặt hàng về, mình chỉ nhận làm gia công. Đây là những mặt hàng bán trong nội địa và xuất khẩu nên luôn có công việc ổn định để chị em yên tâm về liên kết làm ăn và đảm bảo nguồn thu nhập”.

Chị Phạm Thị Nhanh (ấp Công Bình, xã Phong Lạc) cũng là người tham gia nhận sản phẩm về làm tại nhà. Chị Nhanh chia sẻ: “Công việc này rất ổn định. Nhất là trong lúc ảnh hưởng dịch Covid-19, không đi ra ngoài làm được thì chị em nhận hàng về nhà làm, mỗi ngày tranh thủ thời gian cũng có thể kiếm được ít nhất 50.000 đồng; nếu rảnh rỗi hơn có thể  kiếm được 2-3 triệu đồng/tháng”.

Bà Trần Thị Hà (ấp Tân Lợi, xã Phong Lạc) tuy đã ngoài 60 tuổi nhưng đôi tay vẫn còn nhanh nhẹn, tỉ mỉ đan từng chậu nhựa rất đẹp mắt. Bà Hà cười nói: "Các công đoạn như bắt khung, đan vành miệng, đan thân giỏ sẽ có thời gian từ 40-60 phút thì hoàn thành. Làm công việc này rất nhẹ nhàng, vừa trông cháu hay vừa xem ti-vi cũng có thể ngồi đan, mỗi ngày có thể làm từ 10 cái trở lên, kiếm được khoảng 100.000 đồng, đỡ chi phí sinh hoạt trong gia đình”.

Hiện, xã Phong Lạc có 2.190 hội viên phụ nữ/10 ấp. Trong năm 2020, xã phối hợp mở 5 lớp đào tạo nghề như may, tổ chức du lịch cộng đồng, kỹ thuật trồng hoa kiểng…; đồng thời, tổ chức 15 lớp truyền nghề như đan mỹ nghệ, bó chổi...

Với những ưu điểm như không cần vốn, thu nhập ổn định, mọi người đều có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi tham gia nên việc gia công các sản phẩm dây nhựa đã thu hút nhiều chị em phụ nữ. 

Phó chủ tịch Hội LHPN xã Phong Lạc Thái Thị Tựa chia sẻ: “Hiện toàn xã có hơn 100 chị em phụ nữ tham gia đan sản phẩm từ dây nhựa mang về nguồn thu nhập đáng kể cải thiện điều kiện sống gia đình. Thời gian tới, Hội LHPN xã sẽ xin ý kiến thành lập các tổ hợp tác để các chị em tham gia có tổ chức và ổn định hơn. Nếu việc phối hợp với công ty được lâu dài, mở rộng hơn nữa sẽ góp phần tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi, ở vùng nông thôn; không phải đi xa xứ vẫn có việc làm, có thu nhập chăm lo cuộc sống gia đình”./.

Thảo Mơ

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

“Làng” ráp lú

Kết nối doanh nghiệp-cơ hội việc làm cho sinh viên

(CMO) Để giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc, thể hiện năng lực bản thân và tìm kiếm cơ hội việc làm tại ...

  • Hiệu quả phiên giao dịch việc làm
  • Đầu ra cho vỉ cua
  • Hơn 15 doanh nghiệp tuyển dụng lao động tại phiên giao dịch việc làm
  • Nghề shipper
Tin Nổi Bật

Ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử và Không gian khởi nghiệp

Đại hội XIII của Đảng: Trọn niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng

Cuộc bầu cử phải được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng luật

Gỡ khó cho đô thị động lực

Nâng cao vai trò của cấp uỷ đảng, chính quyền với công tác thanh niên

Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo vùng biển Tây Nam

Ốc đảo xanh giữa bốn bề nước mặn

Đổi mới để phụng sự cử tri

  • Thời sự
  • Chính trị - xã hội
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Văn hoá
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch - Thể thao
  • Phóng sự ảnh

© 2005 - 2021 Bản quyền thuộc về Cà Mau Online

  • Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Cà Mau
  • Tổng biên tập: Nguyễn Chiến
  • Phó tổng biên tập: Ngô Minh Toàn, Nguyễn Quốc Danh, Nguyễn Nam Phong
  • Giấy phép xuất bản số 620/GP-BTTTT, ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Báo Cà Mau giữ bản quyền nội dung trên website này.
  • Thông tin tòa soạn

  • Tòa soạn: Số 101, Phan Ngọc Hiển, Phường 5, TP Cà Mau
  • Điện thoại : (0290) 383 1066 - 3833905
  • Email:toasoanbcm.dientu@gmail.com